Câu hỏi ôn tập bài Sông núi nước Nam chọn lọc - Ngữ văn lớp 7


Câu hỏi ôn tập bài Sông núi nước Nam chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Sông núi nước Nam Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Sông núi nước Nam này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Câu hỏi ôn tập bài Sông núi nước Nam chọn lọc - Ngữ văn lớp 7

Câu hỏi: Vì sao “Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ở nước ta?

Trả lời:

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ “Sông núi nước Nam” thể hiện ở các khía cạnh:

- Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.

- Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Câu hỏi: Bài thơ “Sông núi nước Nam” nói lên điều gì?

Trả lời:

Bài thơ đã nói lên:

- Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh tan mọi kẻ thù xâm lược của vua tôi nhà Trần.

- Khẳng định nước Nam là một nước độc lập, có quyền tự chủ.

- Thể hiện lòng yêu nước của quân đội và nhân dân Đại Việt.

Câu hỏi: Ý nghĩa của bài thơ “Sông núi nước Nam” là gì?

Trả lời:

- Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn gọn nhưng đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập, tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.

Câu hỏi: Bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời trong cuộc kháng chiến nào?

Trả lời:

Bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lí.

Câu hỏi: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được sáng tác theo thể thơ nào?

Trả lời:

Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

Câu hỏi: Hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ “Sông núi nước Nam”

Trả lời:

Như trên đã nói, bài thơ “Nam quốc sơn hà” ngoài nội dung biểu ý còn có nội dung biếu cảm. Để xác định được điều đó chúng ta cần căn cứ vào giọng điệu của bài thơ. Đó là một giọng điệu hùng hồn đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi: Trong câu 1 bài “Sông núi nước Nam”, tại sao tác giả không sử dụng “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại dùng “Nam đế cư” (vua Nam ở)?

Trả lời:

- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).

- Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao

- Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

- Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.

Câu hỏi: Hãy giải thích vì sao bài thơ “Nam quốc sơn hà” từng được gọi là “bài thơ thần”.

Trả lời:

Vì năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng trong một đem, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm thơ từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát làm cho quân giặc khiếp sợ. Vì vậy bài thơ “Nam quốc sơn hà” từng được gọi là “bài thơ thần”.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, hay khác: