Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ngắn nhất
Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
I. Câu chủ động và câu bị động
1. Xác định chủ ngữ
a. Mọi người / yêu mến em.
C
b. Em / được mọi người yêu mến.
C
2. Ý nghĩa của chủ ngữ:
a. Chủ ngữ là Mọi người là chủ thể của hành động yêu mến
b. Chủ ngữ là Em là đối tượng của hành động yêu mến
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
1.Chọn câu b. Vì: giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn tốt hơn.
2.Câu đứng trước câu cần lựa chọn, và cả đoạn văn đều đang nói về Thuỷ (em). Thuỷ (em) trong đoạn này là đối tượng mà hoạt động hướng vào (được nói đến) chứ không phải là chủ thể của hoạt động. Cho nên, điền vào vị trí dấu ba chấm phải là câu bị động "Em được mọi người yêu mến." thì mới đảm bảo mối liên kết giữa các câu trong mạch chung của đoạn.
III. Luyện tập
Các câu bị động:
(1) "Có khi các …rõ ràng, dễ thấy"
(2) "Tác giả …đệ nhất thi sĩ"
Tác dụng: tác giả chọn cách dùng câu bị động như vậy vì:
+ Trong trường hợp a các câu bị động được lược bỏ thành phần chủ ngữ : Có khi tinh thần yêu nước được người ta trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi tinh thần yêu nước (được) người ta cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Việc lược bỏ chủ ngữ là nhằm tránh lặp thừa. Câu bị động trong đoạn văn này được sử dụng để đảm bảo sự liên kết. Đối tượng nói đến ở đây là tinh thần yêu nước chứ không phải chủ thể của tinh thần yêu nước.
+ Trường hợp b: chủ đề của đoạn văn này là nói về Thế Lữ - "Người đầu tiên..." - "Tác giả "Mấy vần thơ"..." chứ không phải nói về thơ Pháp, hay những người tôn vinh ông. Hai câu bị động có chủ ngữ cùng hướng về một đối tượng và cùng thống nhất với chủ đề của đoạn.