Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm ngắn nhất


Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

Câu 1 (trang 162 sgk Văn 7 Tập 1):

- Bài tùy bút này tác giả viết về một thứ quà được làm từ lúa non: cốm.

- Để viết về thứ quà ấy, tác giả sử dụng các phương thức biểu đạt như; miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận nhưng phương thức chính là biểu cảm.

- Bài văn chia thành 3 đoạn:

      + đoạn 1 (từ đầu ... như chiếc thuyền rồng): sự hình thành của cốm: từ lúa non, từ thiên nhiên và bàn tay khéo léo của con người.

      + đoạn 2: đoạn tiếp theo...kín đáo và nhũn nhặn: Giá trị của cốm.

      + Đoạn 3: đoạn còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm và lời đề nghị với những người mua và thưởng thức cốm.

Câu 2 (trang 162 sgk Văn 7 Tập 1): Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết như:

- Cơn gió mùa hạ lướt quá sen trong hồ.

- Mùi thơm mát của lúa non toát lên từ cánh đồng xanh.

- Hình ảnh bông lúa và cấu tạo của một hạt thóc non.

Những cảm giác và ấn tượng tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn như;

- Hình ảnh tinh tế có sức gợi cảm:

      + cơn gió nhẹ lướt qua sen trong hồ.

      + hạt thóc nếp làm trĩu thân lúa còn tươi.

      + giọt sữa trắng thơm...

- Sự liên tưởng rất thơ mộng, với một tấm lòng trân trọng: "Trong cái vỏ xanh kia...hương vị ngàn hoa cỏ".

- Chất giọng nhẹ nhàng sâu lắng, tinh tế dịu dàng.

Câu 3 (trang 162 sgk Văn 7 Tập 1): Những nhận xét của tác giả về tục dùng hồng, cốm làm đồ sêu Tết của nhân dân ta:

- Tác giả trân trọng tục lệ đó, coi đó là một phong tục đẹp được kết hợp bởi hai thứ không gì có thể hợp hơn.

- Tác giả không hài lòng với những người đã đánh mất đi tục lệ tốt đẹp đó và thay vào bằng những tục lệ không thích hợp.

Sự hòa hợp tương xứng của hồng và cốm được phân tích ở các phương diện như:

- Màu sắc: màu xanh

      + màu hồng.

- Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc.

Câu 4 (trang 163 sgk Văn 7 Tập 1): Nhận xét của tác giả về cốm được dựa theo các phương diện như:

- Nguồn gốc: lấy từ những cánh đồng lúa non, sản phẩm của thiên nhiên.

- Gia trị: đây là thứ quà riêng biệt của đất nước.

- Hương vị: giản dị mộc mạc, thanh khiết mang theo hương vị của đồng cỏ An Nam.

Nhận xét của tác giả rất khách quan, chính xác, bao quát được toàn bộ giá trị và ý nghĩa của cốm- một thức quà riêng biệt của lúa non.

Câu 5 (trang 163 sgk Văn 7 Tập 1): Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một thứ quà bình dị đã được thể hiện như sau:

- Thời gian và phong thái ăn cốm: ăn từ từ và ngẫm nghĩ để cảm nhận hết hương vị, mùi vị từ thiên nhiên, hoa cỏ đồng nội của cốm.

- Trân trọng và thích thú với hình thức của cốm: bọc lá sen bên ngoài.

- Kêu gọi và góp ý với những người thưởng thức cốm: phải trân trọng, nhẹ nhàng, khéo léo với thức quà được xem là lộc của trời.

Câu 6 (trang 163 sgk Văn 7 Tập 1): Một số ví dụ cụ thể để chứng minh ngòi bút của Thạch Lam thiên về cảm xúc tinh tế nhẹ nhàng là:

- Thạch Lam kêu gọi những người thưởng thức cốm phải trân trọng, nhẹ nhàng với thứ quà của trời đất: "Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay..... Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm".

Luyện tập

      Một số câu ca dao nói đến cốm như:

      Gốm Vòng gạo tám Mễ Trì

      Tương bần húng Láng còn gì thơm ngon.

      

      Hỡi cô thắt lưng bao xanh

      Có về làng cốm với anh thì về.

      

      Ba cô cùng chửa có chồng

      Để anh mua cốm mua hồng sang chơi

      Sang đến nơi cô đã có chồng

      Để cốm anh mốc để hồng nong tai.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 7 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.