Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ngắn nhất


Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 1 (trang 39 sgk Văn 7 Tập 1):

Nhận xét về bài 1 thì : Ý kiến b và ý kiến c là đúng. Vì bài ca dao này có hai vế đối và đáp: phần đầu là lời chàng trai và cô gái; phần sau là lời người con gái đáp lại lời đô của chàng trai. Đây là hình thức phổ biến trong ca dao và dân ca.

Câu 2 (trang 39 sgk Văn 7 Tập 1):

Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với nhưng đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền (trong chủ đề tình yêu, quê hương, đất nước, con người)

Những địa danh trong bài là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Chàng trai đã cố ý hỏi những câu hỏi liên qua tới những địa danh quen thuộc này để cô gái có thể trả lời đúng hết các câu hỏi đó, mục đích đối đáp để giao duyên, thể hiện tình cảm.

Câu 3 (trang 40 sgk Văn 7 Tập 1):

* Phân tích cụm từ " rủ nhau":

- Đối tượng ở đây phải thân thiết, có độ tuổi ngang hàng nhau

- Mọi người phải cùng chung sở thích, hứng thú đối với sự việc đó.

* Nhận xét về cách miêu tả cảnh vật ở bài 2:

- Cảnh vật đều là những địa danh nổi tiếng tại Hà Nội.

- Không miêu tả chi tiết cảnh vật mà chỉ liệt kê ra

* Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên: Cảnh đẹp ở Thủ đô vô cùng phong phú, nó không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà nó còn là vẻ đẹp văn hóa.

* Suy nghĩ của em về câu hỏi cuối bài: Cuối bài đã sử dụng một câu hỏi tu từ, hỏi nhưng thực chất là lời khuyên nhủ, phải biết nhớ ơn ông cha ta, người đã gây dựng lên đất nước, đồng thời là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựng để cho đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Câu 4 (trang 40 sgk Văn 7 Tập 1):

Nhận xét của em về cảnh sắc xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3: Xứ Huế được miêu tả và nhắc tới là hình ảnh con đường, với vẻ đẹp " non xanh nước biếc" sông nước quê hương đẹp như bức tranh cảnh vật.

Đại từ phiếm chỉ " Ai" hướng tới rất nhiều đối tượng, nó như lời mời gọi rất tha thiết và tình cảm. Lời mời ấy vừa có hàm ý tự hào về cảnh thiên nhiên xứ Huế, vừa như muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người đã và đang định ghé thăm xứ Huế.

Câu 5 (trang 40 sgk Văn 7 Tập 1):

Hai dòng thơ đầu bài 4 có những đặc biệt về từ ngữ như:

- Thể thơ lục bát biến thể: Hai dòng thơ đầu có dung lượng từ ngữ nhiều hơn: đặc điểm thể thơ lục bát là câu đầu 6 tiếng, câu 2 là 8 tiếng nhưng cả 2 câu đều là 12 tiếng.

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như: đối, đảo ngữ, điệp ngữ: ni >< tê, mênh mông bát ngát đảo là bát ngát mênh mông…

Ý nghĩa và tác dụng: Tăng thêm sự mênh mông, rộng lớn của không gian đồng ruộng.

Câu 6 (trang 40 sgk Văn 7 Tập 1):

Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4:

- Tên gọi thậm xưng " Thân em": Chỉ chung cho người phụ nữ Việt Nam xưa, thường dùng trong những câu ca dao than thân.

- Sử dụng hình ảnh so sánh: " Như chẽn lúa đòng đòng" thể hiện sự trẻ trung, tươi mới, tràn đầy sức sống của người con gái đang độ tuổi xuân sắc.

- Hình ảnh chẽn lúa " Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" cho thấy sự hài hòa tuyệt đẹp giữa con người với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

Câu 7 (trang 40 sgk Văn 7 Tập 1):

Bài 4 là lời của cô gái, có thể xuất hiện trong hoàn cảnh cô đi làm đồng, ngắm cảnh cánh đồng lúa nên bộc lộ cảm xúc, bày tỏ nỗi niềm về số phận của người con gái sắp tới tuổi lập gia đình.

Nhưng cũng có thể hiểu là lời chàng trai nói với cô gái, đang cảm mến trước vẻ đẹp của cô gái nên muốn dùng câu ca dao này để tỏ tình với cô chăng? Cách hiểu thứ hai là lời chàng trai tỏ tình với cô gái cũng có nhiều cơ sở hợp lí bởi ca dao cũng thường xuất hiện các bài tỏ tình như vậy.

Luyện tập

Câu 1 (trang 40 sgk Văn 7 Tập 1):

Nhận xét về thể thơ trong bốn bài ca dao:

Bốn bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.

- Bài 1 : Sử dụng thể thơ lục bát biến thể vì có những dòng lục phải 6 tiếng nhưng nó lại là 7 tiếng. Có những dòng bát không phải là 8 tiếng là 9 tiếng : câu thứ 2 ở lời của chàng trai và câu thứ 2 ở lời đáp của cô gái.

- Bài 3: Lại không đủ cấu trúc lục bát, chi có câu lục, không có câu bát...

- Bài 4 : Hai dòng đầu : 12 tiếng; dòng 3 : 7 tiếng; dòng 4 : 8 tiếng

Câu 2 (trang 40 sgk Văn 7 Tập 1):

Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao: Đó là tình yêu quê hương, thiên nhiên, đất nước và con người thiết tha, niềm tự hào về cảnh sắc thiên nhiên và đất nước mình.

Nhận xét – Ý nghĩa

Những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người thường bày tỏ những niềm cảm xúc tự hào về những địa danh vùng miền với những cảnh sắc, lịch sử, văn hóa. Đồng thời cũng là lời nhắn tình yêu chân thành, tinh tế, tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 7 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.