Soạn bài Qua Đèo Ngang ngắn nhất


Soạn bài Qua Đèo Ngang

Câu 1 (trang 103 sgk Văn 7 Tập 1): Bài thơ "Qua Đèo Ngang" được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

- Số câu: 8 câu, 7 chữ trong một câu.

- Cách gieo vần: gieo vần "a" ở các câu: 1,2,4,6,8: tà, hoa, nhà, gia, ta.

- Phép đối câu 3 đối câu 4: lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Đối câu 5 với câu 6: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Câu 2 (trang 103 sgk Văn 7 Tập 1):

- Cảnh tượng qua đèo Ngang được miêu tả vào thời gian lúc xế chiều (chiều tà).

- Thời gian buổi chiều dễ gợi cho con người cảm giác buồn, bâng khuâng, nhớ quê hương. Trong thơ ca cũng như trong ca dao, có rất nhiều bài cũng đề cập tới thời gian buổi chiều, gợi tâm trạng bâng khuâng, buồn, man mác.

Ví dụ:

      Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Câu 3 (trang 103 sgk Văn 7 Tập 1): Cảnh qua đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết như:

- Không gian: đèo Ngang heo hút, ít người qua lại.

- Thời gian: lúc xế chiều.

- Cảnh vật: hoang sơ, tiêu điều (cỏ cây chen đá, lá chen hoa), cây cối um tùm rậm rạp, núi non trùng trùng, điệp.

- Âm thanh: tiếng chim đa đa, tiếng chim quốc gợi cảm giác vắng lặng, hiu quạnh, não nùng và gợi cảm giác nhớ nhà, thương cho cảnh đất nước hiện tại.

- Cuộc sống con người: nhà ở, chợ thưa thớt người qua lại. Hình ảnh con người nhỏ bé trước sự bao la rộng lớn của cảnh vật thể hiện qua các từ láy lom khom, lác đác...

Câu 4 (trang 103 sgk Văn 7 Tập 1):

Qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên tuy đẹp,với những cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ nhưng lại vắng vẻ, thưa thớt người qua lại, thiếu vắng hình bóng của con người. Cảnh tượng đó gợi nỗi nhớ nhà, cảm giác buồn man mác và nỗi niềm cô đơn của tác giả.

Câu 5 (trang 103 sgk Văn 7 Tập 1): Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang được mô phỏng theo hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp thông qua tả cảnh.

      + Trực tiếp: một mảnh tình riêng ta với ta: thể hiện sự cô đơn, nỗi buồn thầm lặng.

      + Gián tiếp:

- Âm thanh của con quốc quốc đồng thời đây cũng là từ đồng âm với từ quốc trong quốc gia, đất nước. Chứng kiến cảnh tượng hoang vắng ở Đèo Ngang, bà Huyện Thanh Quan nhớ lại thời hưng thịnh của đất nước, khi triều đình còn thịnh trị và chưa dời đô vào xứ Huế.

- Âm thanh của con gia gia, cũng là từ đồng âm với từ gia đình. Trước khung cảnh mênh mông, rộng lớn nơi núi rừng hoang vắng, bà Huyện bỗng nhớ về mái ấm gia đình, cảnh sum họp, đoàn viên.

Câu 6 (trang 104 sgk Văn 7 Tập 1):

Theo quy luật không gian càng rộng lớn, mênh mông thì con người càng cảm thấy cô đơn, trống trải. Như vậy, một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non nước, bao la của Đèo Ngang chắc chắn sẽ cô quạnh, buồn hơn rất nhiều so với một mảnh tình riêng ở một không gian chật hẹp. Hay nói cách khác, không gian mênh mông đó, càng làm tâm trạng con người cảm thấy sầu, cô đơn và buồn thầm lặng hơn.

Luyện tập

Hàm nghĩa của cụm "ta với ta" là: Không có ai khác ngoài nhân vật trữ tình là tác giả. Sử dụng cụm từ này để nhấn mạnh nỗi niềm cô đơn, không biết chia sẻ, giãi bày, tâm sự cùng ai.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 7 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.