Soạn bài Sông núi nước Nam ngắn nhất
Soạn bài Sông núi nước Nam
Câu 1 (trang 64 sgk Văn 7 Tập 1):
Đặc điểm của bài thơ "Sông núi nước Nam":
- Số câu: 4 câu.
- Số chữ trong câu: 7 chữ.
- Cách hiệp vần: vần chân (cư – thư – hư).
Câu 2 (trang 64 sgk Văn 7 Tập 1):
- Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố, khẳng định chủ quyền độc lập, tự do của một quốc gia.
- Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ:
+ Khẳng định chủ quyền của nước Nam. (hai câu đầu)
+ Khẳng định sự thất bại của kẻ thù xâm lược. (hai câu cuối)
Câu 3 (trang 64 sgk Văn 7 Tập 1):
- Nội dung biểu ý của bài thơ:
+ Hai câu đầu: Tác giả dựa vào chân lí khách quan "thiên thư" để khẳng định quyền độc lập, tự chủ của nước Nam trong thế đối sánh với phương Bắc.
+ Hai câu sau: Từ lời khẳng định chắc nịch ở hai câu đầu, tác giả dự báo số phận bi thảm của quân xâm lược phương Bắc.
- Cách sắp xếp chặt chẽ, có tác dụng nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, nêu cao chính nghĩa chiến thắng kẻ thù.
Câu 4 (trang 64 sgk Văn 7 Tập 1):
- Không chỉ biểu ý, bài thơ còn giàu cảm xúc. Trước hết, đó là lòng tự hào dân tộc (hai câu đầu); sau đó là sự căm phẫn, niềm tin vào sự thắng lợi của dân tộc trước kẻ thù hùng mạnh.
Câu 5 (trang 64 sgk Văn 7 Tập 1):
- Các cụm từ "tiệt nhiên", "định phận tại thiên thư", "hành khan thủ bại hư" tạo nên giọng điệu hào sảng, đanh thép, nêu cao khí thế quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Luyện tập
Câu 1 (trang 65 sgk Văn 7 Tập 1):
Từ "đế" có nghĩa là vua – người đứng đầu, đại diện cho một quốc gia. Trong khi từ "nhân" – người có phạm vi hẹp hơn. Bên cạnh đó, dùng từ đế còn khẳng định sự ngang hàng, bình đẳng giữa nước ta và phương Bắc.
Câu 2 (trang 65 sgk Văn 7 Tập 1):
Học thuộc lòng bài thơ.