Soạn bài Văn bản báo cáo ngắn nhất
Soạn bài Văn bản báo cáo
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo:
1. Đọc các văn bản.
2. Trả lời các câu hỏi:
- Mục đích: trình bày tình hình, sự việc và các kết quả đã làm được của một cá nhân hay tập thể.
- Nội dung: phải nêu rõ: ai viết, ai nhận, nhận về việc gì, kết quả ra sao.
- Hình thức: phải đúng mẫu, sáng sủa rõ ràng.
- Tình huống cần viết báo cáo: khi cần phải sơ kết, tổng kết một phong trào thi đua hoặc một đợt hoạt động, công tác nào đó.
II. Cách làm văn bản báo cáo:
1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo
a. Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
+ (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
+ (4) Nơi nhận báo cáo
+ (5) Người (tổ chức) báo cáo
+ (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được
+ (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo
- Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.
- Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (3), (4), (5), (6).
b. Cách làm một báo cáo là tuân thủ theo 7 mục như câu a, và cần lưu ý:
- Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục (5), (4), (3), (6).
III. Luyện tập:
Câu 1 (trang 136 sgk Văn 7 Tập 2): Sưu tầm mẫu báo cáo.
TP. HCM, ngày.....tháng.....năm 20.....
Đề nghị tặng thưởng…(2)
Kính gửi Ban giám hiệu trường đại học Quốc gia TP.HCM.
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ
1. Đặc điểm, tình hình:
- Tên đơn vị: (ghi đầy đủ, không viết tắt): Phạm Văn Tuân
- Địa điểm trụ sở chính:
- Quá trình thành lập:
2. Chức năng, nhiệm vụ:
Những chức năng, nhiệm vụ được giao (hoặc đảm nhận).
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:
1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan, đơn vị và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
2. Những biện pháp trong tổ chức thực hiện và những nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn, công tác.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác: (5)
4. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới (nêu ngắn, gọn):
III. CÁC DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC (6)
1. Danh hiệu thi đua: (ghi rõ số quyết định, ngày tháng năm ký, từ mới đến cũ)
2. Hình thức khen thưởng: (ghi rõ số quyết định, ngày tháng năm ký, từ mới đến cũ)
Các mục của báo cáo gồm có:
(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ.
(2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
TP. HCM, ngày.....tháng.....năm 20....
(3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
Đề nghị tặng thưởng…(2)
(4) Nơi nhận báo cáo
Kính gửi Ban giám hiệu trường đại học Quốc gia TP.HCM.
(5) Người (tổ chức) báo cáo
Tên đơn vị: (ghi đầy đủ, không viết tắt): Phạm Văn Tuân
(6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được:
IV. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:
1.Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan, đơn vị và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
2. Những biện pháp trong tổ chức thực hiện và những nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn, công tác.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác: (5)
4. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới (nêu ngắn, gọn):
(7) Chữ kí và họ tên người báo cáo
Câu 2 (trang 136 sgk Văn 7 Tập 2): Các lỗi cần tránh: Viết phải rõ ràng, rành mạch, không được dùng từ đa nghĩa hay tối nghĩa. Không nên trình bày báo cáo quá dài, báo cáo phải gồm đủ 7 tiêu mục như sau:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
+ (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
+ (4) Nơi nhận báo cáo
+ (5) Người (tổ chức) báo cáo
+ (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được
+ (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo