Soạn bài Văn bản đề nghị ngắn nhất


Soạn bài Văn bản đề nghị

I. Đặc điểm của văn bản đề nghị

1. Đọc

2. Trả lời câu hỏi:

a. a. Viết giấy đề nghị nhằm mục đích đề đạt một yêu cầu, một nguyện vọng chính đáng nào đó lên cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Vd: Đề nghị cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng đen của lớp.

Đề nghị giải quyết việc lấn chiếm trái phép của một số hộ dân gây hậu quả xấu về vệ sinh môi trường trong khu tập thể.

Khi xuất hiện nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hoặc tập thể.

b. Viết giấy đề nghị cần chú ý các mục bắt buộc theo khuôn mẫu lúc trình bày:

- (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ

- (2) Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị

- (3) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc kiến nghị)

- (4) Nơi nhận đề nghị

- (5) Người (tổ chức) đề nghị

- (6) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị

- (7) Chữ kí và họ tên người đề nghị

3. Tình huống cần viết giấy đề nghị: a,b,c.

II. Cách làm văn bản đề nghị

1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị.

a. Các mục trong hai văn bản đề nghị 1 và 2 (SGK trang 124 - 125) được trình bày theo thứ tự: ai đề nghị, đề nghị ai (nơi nào), đề nghị điều gì, đề nghị để làm gì.

- Hai văn bản 1 và 2 giống nhau ở cách trình bày các mục, khác nhau ở nội dung cụ thể.

- Những phần quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị gồm: đề nghị điều gì và đề nghị để làm gì.

b. Các văn bản đề nghị tuỳ theo từng tình huống cụ thể mà nội dung đề nghị có thể khác nhau nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc về khuôn mẫu dàn mục:

- (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ

- (2) Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị

- (3) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc kiến nghị)

- (4) Nơi nhận đề nghị

- (5) Người (tổ chức) đề nghị

- (6) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị

- (7) Chữ kí và họ tên người đề nghị

2. Dàn mục một văn bản đề nghị:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng.

- Tên văn bản

- Nơi nhận đề nghị.

- Người (tổ chức) đề nghị.

- Nêu sự việc, lí do, ý kiến cần đề nghị với nơi nhận.

- Kí tên

3. Lưu ý:

- Tên văn bản viết in hoa, khổ chữ to.

- Các mục trong văn bản :

+ Khoảng cách các phần 2-3 dòng.

+ Không viết sát lề giấy.

+ Không để những khoảng trống quá lớn.

- Đầy đủ, rõ ràng.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 127 sgk Văn 7 Tập 2): So sánh lí do viết đơn và viết đề nghị:

- Giống: lí do viết đơn và lí do viết văn bản đề nghị đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng.

- Khác: a) nguyện vọng cá nhân

b) nhu cầu của một tập thể

Câu 2 (trang 127 sgk Văn 7 Tập 2):

Các lỗi thường mắc: Viết còn dài dòng, chưa rõ nội dung đề nghị.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 7 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.