X

Soạn văn 8 Cánh diều

Top 10 Lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 20 đoạn văn Lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu cảm nghĩ của em về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya

Lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 1

Người chưa ngủ" trong một cảnh khuya tuyệt vời đến như vậy phải chăng chỉ là để cùng sống với thiên nhiên? Câu trả lời đến thật đơn giản nhưng mang bản sắc riêng của vị lãnh tụ kháng chiến cao cả: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Hai từ "chưa ngủ" được lặp lại một lần nữa , nối tiếng và nhấn mạnh cho câu thơ trên. Cảnh khuya đẹp thật đấy, và con mắt bác đã thu hết cảnh vật ấy vào tâm hồn của mình, nhưng trong lòng bác còn có một nỗi niềm thao thức lớn - đó là "nỗi nước nhà", là vận mệnh của cả dân tộc, là cuộc chiến đấu còn vô vàn thử thách gian lao. Dấu ngã trong từ "nỗi" có một cái gì đó như day dứt, trăn trở kéo dài, và tuy không xoáy vào tâm trí ta như dấu hỏi nhưng nó cũng thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt dìu dặt, trong hình ảnh quấn quýt đầm ấm của đêm rừng Việt Bắc, nỗi thao thức của người như lớn dần lên, ngày càng day dứt không nguôi.

Lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 2

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa bớt đi sự vất vả mà hàng giờ hàng ngày Bác phải suy tư. Từ đây ta thấy bác là một người luôn biết hài hòa giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con được sống tự do hạnh phúc. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn Bác vẫn dành cho thiên nhiên những ưu ái không vì việc quân bận rộn mà hờ hững từ chối vẻ đẹp của thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 3

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Nếu như trong thơ cổ, con người xuất hiện giữa thiên nhiên chỉ là một chấm buồn nhỏ bé:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

(Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)

Thì trong thơ Bác, con người xuất hiện với tư cách là trung tâm trong bức tranh thiên nhiên đó. Nhân vật trữ tình trong “Cảnh khuya” hiện lên với trạng thái “chưa ngủ”. Có lẽ vì bức tranh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng? Hay vì nỗi băn khoăn, lo lắng nào khác? Câu thơ cuối cùng đã giải thích lí do - “vì lo nỗi nước nhà”. Bác một lòng lo cho nhân dân, cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Cụm từ “chưa ngủ” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh nỗi lo âu, trăn trở của Bác. Từ đó, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên thật đẹp đẽ, vị đại - một con người luôn vì nước, vì dân.

Lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 4

Người nghệ sĩ thổn thức lòng mình trước cảnh đẹp đêm trăng, say sưa ngây ngất:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Chưa ngủ để ngắm trăng, chưa ngủ để lo nỗi nước nhà. Thơ xưa nói nhiều về trăng, các thi nhân thường tìm đến chốn lâm tuyền lánh đục, tránh cuộc đời bụi bặm bon chen nhưng Bác Hồ của chúng ta tìm nơi thiên nhiên để sống giữa thiên nhiên, đế hoạt động cách mạng - bởi Bác là chiến sĩ cộng sản:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang

(Tức cảnh Pác Bó)

Sống giữa thiên nhiên bao la bát ngát, say đắm trong ánh trăng nhưng chính trong sự say đắm đó vẫn là đàm quân sự lãnh đạo con thuyền cách mạng của nước nhà. Trong bài thơ này có đầy đủ các yếu tố của một bài thơ cổ thi: có suối, có trăng... Nhưng trong cái cổ đó lại có cái chất hiện đại, chất thép người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc thật là đẹp, ngồi ngắm trăng mà lòng tê tái trước nước nhà còn lầm than nô lệ, vì lẽ đó nên người:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 5

Khi đọc “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, tôi đã cảm nhận được trọn vẹn hình ảnh Bác Hồ - một con người với trái tim rộng lớn, giàu tình yêu thương. Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân. Mở đầu bài thơ là hình ảnh anh đội viên chợt tỉnh giấc trong đêm, khi trời đã về khuya nhưng Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ. Qua cảm nhận của anh đội viên, Bác Hồ hiện lên thật gần gũi, thân thương. Cách gọi “Người Cha mái tóc bạc” cho thấy một tình cảm gắn bó như thể ruột thịt. Đối với anh đội viên, Bác cũng giống như người cha luôn suy nghĩ, chăm lo cho những đứa con. Hành động Bác đi “dém chăn” với bước chân nhẹ nhàng để bộ đội không tỉnh giấc khiến tôi thật ấn tượng. Hiếm thấy một vị lãnh tụ nào lại giản dị, gần gũi như vậy. Điều đó càng giúp tôi cảm nhận rõ ràng hơn về lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Đặc biệt nhất, tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân còn được thể hiện dân qua lời bộc bạch trực tiếp. Khi nghe anh đội viên đòi Bác phải đi ngủ sớm, Bác đã bộc bạch lí do còn thức là vì thương đoàn dân công. Đọc đến đây, chúng ta cảm thấy cảm phục và yêu mến thêm con người vĩ đại của dân tộc. Dù là một vị lãnh tụ, nhưng Bác vẫn quan tâm đến cuộc sống của đoàn dân công. Bác lo lắng cho họ từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Từ những sự việc bình thường, với lối diễn đạt giản dị và trong sáng, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 6

“Đêm nay Bác không ngủ” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ được dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân. Hình ảnh Bác thức trắng đêm vì lo lắng cho đoàn dân công khiến tôi cảm thấy yêu mến và kính phục biết bao. Qua cảm nhận của anh đội viên trong bài thơ, Bác hiện lên như một vị cha già đang chăm lo cho những đứa con của mình. Điều đó khiến Bác hiện lên thật gẫn gũi, thân thương. Tôi cũng có thể thấy được tình cảm yêu nước thương dân, cống hiến vì cách mạng của Bác là vô bờ bến. Bác là một người cha vĩ đại của toàn thể nhân dân Việt Nam. Như vậy, bài thơ đã giúp tôi cảm nhận được tình cảm sâu sắc của Bác Hồ dành cho nhân dân, đất nước. Bài thơ còn cho tôi thấy được sự biết ơn, trân trọng và kính yêu của nhân dân khi được làm việc cùng Bác.

Lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 7

          “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Hai câu thơ trên đã giải thích cho câu hỏi vì sao Bác lại chưa ngủ. Bác không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Không chỉ đêm nay mà mà rất nhiều đêm khác nữa Bác đều không ngủ được. Thông qua hai câu thơ ta thấy được một tấm lòng yêu nước, một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung.  

Xem thêm các bài Soạn văn 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: