Top 40 Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 40 bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Dàn ý Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học (mẫu 1)
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học (mẫu 2)
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học (mẫu 3)
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học (mẫu 4)
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học (mẫu 5)
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học (mẫu 6)
Top 30 Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Dàn ý Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm văn học
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận ở dạng khái quát nhất và định hướng đi, phạm vi của bài viết.
2. Thân bài:
Bài viết cho dạng này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn:
- Phần một:
Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề rút ra từ một tác phẩm đã học, thì phân tích qua vấn đề ấy đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm.
+ Nếu đề nêu một văn bản chưa học, không cho sẵn vấn đề, thì cần đọc hiểu, phân tích để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai.
- Phần hai (trọng tâm):
Nghị luận về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận xã hội, nêu lên suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy. Tùy thuộc kiểu bài (nghị luận về tư tưởng đạo lí, hay nghị luận về hiện tượng xã hội) mà xác địnhcác bước làm bài phù hợp.
3. Kết bài:
Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài, góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học - mẫu 1
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là ……………… học sinh lớp …., trường …………..
Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời của Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt. Sớm mồ côi cha mẹ, cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và Cám.
Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của dì và những câu mắng chửi của em. Cuộc sống cứ như thế trôi qua để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thương nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng dì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng cô yêu đuối quá cô Tấm à! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?
Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải có được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.
Việc hằng ngày dì ghé và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tổn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt, cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.
Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoàng hậu và hạnh phúc sống cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng một buối sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xít ???
Và thử tường tượng rằng một ngày nọ... Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rối rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cái nón bảo hiểm.
Trên đây là phần trình bày của tôi, rất mong được sự đóng góp ý kiến từ tất cả các bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học - mẫu 2
Lòng yêu nước là một trong những cảm hứng lớn xuyên suốt chiều dài văn học. Qua thời gian, truyền thống ấy đã thành sợi chỉ đỏ gắn kết các tác phẩm văn chương ở mọi thời đại. Trích đoạn "Nước Đại Việt ta" là một áng văn giàu tinh thần yêu nước như thế, nó đã khơi gợi biết bao tình cảm mãnh liệt vẫn nằm ở nơi sâu kín nhất trong mỗi con người.
"Nước Đại Việt ta" trích "Bình Ngô đại cáo" được viết sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược. Tác phẩm là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của dân tộc ta. Bên cạnh đó, tác giả còn thể hiện tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo.
Lòng yêu nước trước hết thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa, vì nhân dân mà chống quân xâm lược:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
Nhân nghĩa vốn là một tư tưởng tốt đẹp có nguồn gốc từ Nho giáo, quy định cách ứng xử giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. Không chỉ kế thừa tư tưởng đó, Nguyễn Trãi còn phát triển nó lên một tầm cao mới: nhân nghĩa là yên dân, vì nhân dân mà trừ gian diệt bạo. Đây cũng chính là cơ sở làm nên tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa, vạch trần bộ mặt xảo trá của quân xâm lược khi chúng lấy cớ "phò Trần diệt Hồ" hòng cướp nước ta.
Lòng yêu nước còn gắn với niềm tự hào dân tộc, ý thức rõ về sự tồn tại độc lập của đất nước:
"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có"
Xưa kia, trong bài thơ thần "Nam Quốc Sơn Hà", vốn được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nhân dân ta, Lý Thường Kiệt đã khẳng định nền độc lập của dân tộc về lãnh thổ, chủ quyền, song mới chủ yếu dựa nhiều vào yếu tố tâm linh là "thiên thư"- sách trời. Đến thế kỉ XV, Nguyễn Trãi tiếp tục bổ sung những yếu tố để làm nên một quốc gia độc lập. Nguyễn Trãi tự hào khẳng định đất nước ta có nền văn hiến lâu đời. Văn hiến vốn là những giá trị tinh thần được tạo nên qua các thời đại. Điều ấy chứng tỏ đất nước ta có một bề dày về lịch sử và trầm tích văn hóa. Không dừng lại ở đó, một nhà nước tự chủ là một nhà nước có chủ quyền riêng, lãnh thổ riêng: "Núi sông bờ cõi đã chia". Ở điểm này, Nguyễn Trãi đã gặp gỡ với Lí Thường Kiệt: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư". Vì chủ quyền, lãnh thổ riêng, cho nên phong tục phương Nam cũng không thể giống phương Bắc. Phong tục là những thói quen, tập quán lâu đời trong đời sống sinh hoạt, ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của mỗi người dân, làm nên bản sắc của một dân tộc. Không chỉ thế, tác giả còn đặt ngang hàng các triều đại của ta với các triều đại phong kiến bên Trung Quốc như một cách ngầm khẳng định vị thế ngang hàng, không hề thua kém của dân tộc ta. Nguyễn Trãi cũng vô cùng đề cao yếu tố con người, cụ thể là "hào kiệt đời nào cũng có".
"Bởi vậy:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi"
Những dẫn chứng cụ thể về thất bại nhục nhã của quân giặc như muốn cảnh cáo bất kì thế lực ngoại bang nào nung nấu ý đồ xâm lược nước ta đều sẽ gặp kết cục thảm khốc.
Tác phẩm đã làm bùng cháy tình cảm đối với quê hương, đất nước trong trái tim mỗi người. Lòng yêu nước chính là sức mạnh để dân tộc ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi đến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học - mẫu 3
Trần Quốc Tuấn là một vị tướng văn võ song toàn, người đã có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tên của ông luôn mãi được khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam cùng với những trang sử vàng của dân tộc. Hịch tướng sĩ từ xưa đã được xem là một "thiên cổ hùng văn" bất hủ của dân tộc. Bài hịch là sự kết tinh sâu sắc của truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là kết tinh của ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc qua mấy trăm năm lịch sử. Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước thiết tha và căm thù giặc sâu sắc của vị chủ tướng một lòng vì nước vì dân.
Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào năm 1282 và trước hội nghị quân sự Bình Than của các vương hầu. Đó là một luận văn quân sự nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, là lời kêu gọi chiến đấu quyết tâm đánh thắng quân xâm lược để bảo vệ sơn hà xã tắc của ông cha ta hơn bảy trăm năm về trước từng làm sôi sục lòng người. Có ý kiến cho rằng: Hịch tướng sĩ là khúc tráng ca anh hùng sáng ngời hào khí Đông – A. Hịch tướng sĩ đã đạt thành công đầu tiên của mình bằng cách sử dụng chất giọng hùng hồn, thuyết phục hiếm có. Chất hùng văn của ông được tạo nên từ nghệ thuật trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc. Đó là ngọn lửa của tình yêu nước thiết tha và ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước.
Bài hịch của ông là sự kết hợp tuyệt vời giữa sức mạnh của từng từ và tình cảm cháy bỏng, ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù. Tất cả những điều này đã tạo nên chất nhân văn cao đẹp của bài hịch. Trong bài hịch, vị chủ tướng đã nêu cao gương sáng của các anh hùng nghĩa sĩ đã quên mình vì chúa Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh hay anh dũng chống giặc hy sinh vì nước. Đó là những tấm gương tiêu biểu, được lưu truyền trong nhân gian, không ai mà không biết. Tuy nhiên, dưới lời văn của Trần Quốc Tuấn, các tấm gương này lại được nâng cao lên nhiều lần, trở thành điều tâm niệm mà mỗi tướng sĩ nên có. Tình yêu nước theo vị chủ tường, trước hết là phải biết sống anh hùng và lập nên những chiến công hiển hách, lưu danh thiên cổ. Bằng lời văn ngắn gọn, súc tích, Trần Quốc Tuấn đã đánh động được nỗi lòng của các tướng sĩ, khiến họ nhìn lại bản thân mình và thấy được giá trị của tình yêu nước và tấm gương các anh hùng nghĩa sĩ.
Tình yêu quê hương được Hưng Đạo Vương thể hiện bằng sự căm thù đối với kẻ thù. Ngọn lửa yêu nước mãnh liệt bao trùm, khiến lòng căm phẫn trước sự tàn ác của quân giặc càng cháy bỏng hơn. Hưng Đạo Vương đã lộ ra tội ác của quân thù, đó là sự ngang ngược, huênh hoang và tàn bạo. Quân giặc đầy tham lam, hành động tàn ác như bọn cầm thú, gian mãnh, hung tàn. Họ có những hành động đáng xấu hổ như lén nhìn sứ ngụy đi lại, lăng nhục triều đình bằng cách uốn éo lưỡi và khinh rẻ tổ phụ bằng cách lăng nhục đồng bào. Họ còn đòi ngọc lụa để phục vụ lòng tham khảo cùng, đeo bằng hiệu Vân Nam Vương để tích trữ kho báu vô giá. Tinh thần đó còn được thể hiện qua nỗi lòng của một vị tướng luôn lo lắng cho vận mệnh của dân tộc đang đối mặt với nguy cơ hiểm nghèo, và quê hương đang đứng trước một hiểm họa lớn, khó lòng giữ vững độc lập và toàn vẹn.
Tác giả thương xót và lo lắng, trăn trở cho tình hình đất nước lúc này. Quân giặc phá phách trên quê hương, dân chúng lầm than, chết chóc thảm hại, khiến nỗi lòng kẻ sĩ không yên: “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi căm tức biến thành hành động, mạnh mẽ và dứt khoát: “Dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. Một nỗi căm phẫn đến tột cùng của một trái tim thấm đẫm tình yêu nước, yêu nhân dân. Một ý chí quyết tâm tột độ, dẫu cho phải có hi sinh tất cả cũng phải giết được lũ giặc bất nhân, phi nghĩa. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi niềm ấy được chuyển hóa, nâng lên thành niềm uất hận ngàn thâu, chứa chan trong lòng khi chưa rửa được nhục cho tổ quốc, quyết không đội trời chung với giặc: “xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc. Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân. Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Cũng chính nhờ tình cảm đó đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.
Tinh thần yêu nước được thể hiện thông qua đoàn kết và khích lệ đồng bào, đặc biệt trong việc chống giặc cứu nước. Những lời chân tình thắm thiết ghi lại những tình cảm yêu thương và lo lắng của vua đối với binh sĩ. Vua không chỉ đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng, mà còn phê phán quyết liệt những hành động sai trái của binh sĩ, như thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh của đất nước. Ông nói rằng: "Nếu thấy nước nhục mà không lo, thấy chủ nhục mà không thẹn, thì làm sao tướng triều đình có thể hầu quân giặc mà không tức giận". Những hành động hưởng lạc, ham vui, và quên mất trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, như chơi đùa, đánh bạc, vui chơi, hoặc quá mải mê với gia đình và công việc riêng, đều làm giảm chất lượng và hiệu quả của binh sĩ trong việc bảo vệ đất nước. Những lời giáo huấn của vua có ý nghĩa rất sâu sắc, nó giúp đánh thức những binh lính lạc lối và lầm đường trở lại con đường đúng đắn, đồng thời rèn luyện ý thức về độc lập dân tộc. Vua cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh nguy cơ bị xâm lược từ nước ngoài, việc đoàn kết và cảnh giác là rất quan trọng, và việc học "Binh thư yếu lược" do trần Quốc Tuấn biên soạn cũng là một cách để rèn luyện kỹ năng và chiến thắng quân thù.
Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng. Hịch tướng sĩ là một áng văn nghị luận mẫu mực, bất hủ với kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc sảo, lý lẽ sắc bén, dẫn chứng phong phú, sinh động và lời văn khi hùng hồn đanh thép, khi thống thiết chân thành có sức lôi cuốn và sức thuyết phục mạnh mẽ. Với bài hịch ngắn gọn, súc tích, Trần Quốc Tuấn đã viết nên một bản hùng ca vang mãi đến muôn đời.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học - mẫu 4
Yêu nước là nguồn cảm hứng lớn và xuyên suốt trong văn học dân tộc. Bời vậy, không khó để tìm thấy tình cảm yêu nước được thể hiện trong các tác phẩm văn chương. Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) và Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) chính là hai trong số những văn bản thể hiện tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc như thế!
Lí Công Uẩn là một vị vua anh minh và có tầm nhìn xa trông rộng, chính bởi vậy, ông thấy được sự cần thiết phải dời đô, vì thế “Chiếu dời đô” ra đời. Tình cảm yêu nước thương dân được thể hiện trong nhiều khía cạnh.
Xuất phát từ nỗi lo lắng cho đất nước, Lí Công Uẩn đã chỉ ra được sự không phù hợp của việc tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư, Ông lo lắng và “đau xót về điều đó”. Ông cũng bày tỏ ý nguyện dời đô về Đại La vì đó là nơi “trung tâm trời đất, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Có thể nói tư tưởng yêu nước ở đây đã gắn liền với mong muốn bền vững của triều đại. Ông cũng bày tỏ ước nguyện muốn xây dựng chốn hạnh phúc, bình an cho muôn dân, theo Lí Công Uẩn, nếu dời đô về chốn ấy, một nơi “trung tâm trời đất”, được thế “rồng cuộn hổ ngồi”, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng”, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”. Khát khao trên hết của Lí Công Uẩn chính là non sông thu về một mối và nhân dân an cư lạc nghiệp, có một chốn yên ổn làm ăn sinh sống. Ông khẳng định chắc nịch “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” thể hiện quyết tâm dời đô, cũng là quyết tâm thực hiện trách nhiệm của một bậc đế vương với đất nước là để cho triều đại phồn thịnh lâu dài. Việc ông trưng cầu ý kiến của các quan thể hiện sự tôn trọng quần thần, cũng thể hiện sự tôn trọng nhân dân.
Có thể thấy, việc dời đô đã khẳng định ý chí độc lập, tự cường của vua Lí Thái Tổ, cũng thể hiện sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt có thể tự dựa vào sức mạnh của mình để đương đầu với thách thức.
Tiếp nối Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn cũng thể hiện lòng yêu nước thương dân của vị chủ tướng.
Lòng yêu nước thể hiện trước hết ở sự căm thù giặc đến tận cùng. Ông đã thẳng thắn vach trần tội ác và sự ngang ng¬ược của giặc: Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng…giọng văn mỉa mai châm biếm gợi cảm xúc căm phẫn, khinh bỉ của tác giả trước bộ mặt vô lại của giặc
Trong bài Hịch, Trần Quốc Tuấn cũng bày tỏ nỗi lòng của mình với vận mệnh non sông đang bị kẻ thù chà đạp một vách chân thành, tha thiết: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Trần Quốc Tuấn yêu đất nước đến độ, ông chấp nhận hi sinh tất cả: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Với nỗi đau trước tình cảnh đất nước, ông đã có một tinh thần hi sinh cao cả vì dân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc. Những lời tâm huyết ấy, sự căm thù giặc tột cùng ấy, chỉ có thể có ở một người yêu đất nước tột cùng.
Đối với binh lính, những người cũng xuất phát từ nhân dân, ông bày tỏ tấm lòng: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, … lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”, thế nhưng ông cũng thẳng thắn phê phán những sai lầm trong hàng ngũ mình, đó là những hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước, ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn, ruợu ngon…Từ đó, Trần Quốc Tuấn kêu gọi binh sĩ hãy phân định chính tà, dốc sức vì dân vì nước. Tại sao ông phải làm điều này, đó là bởi ông mong muốn đất nước không còn bóng giặc, cũng mong muốn nhân dân sống một đời an yên hạnh phúc.
Văn bản là biểu hiện sâu sắc nhất tấm lòng yêu nước của một vị chủ tướng có tâm, suốt đời tận tụy vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tựu trung lại, cả hai văn bản đều thể hiện một cách sâu sắc nhất tấm lòng yêu nước thương dân của mỗi tác giả. Điều này khơi gợi lên trong lòng mỗi độc giả, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng yêu nước và tinh thần quốc gia sâu sắc mà từ tình yêu thương thiêng liêng ấy, nhiều hành động ý nghĩa sẽ trở thành hiện thực, để quê hương ta, non sông gấm vóc ta ngày càng giàu đẹp yên ấm.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học - mẫu 5
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là ……………… học sinh lớp …., trường …………..
Các bạn thân mến! Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.
Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Sống có lòng yêu nước sẽ làm giàu đẹp thêm cho tâm hồn của mỗi người. Người có lòng yêu nước sẽ được mọi người xung quanh trân trọng, nể phục. Chính tình yêu nước là yếu tố khơi bừng lý tưởng sống, khát vọng sống và cống hiến của con người. Bảo vệ đất nước, làm cho đất nước giàu đẹp trở thành niềm tự hào của con người, nhất là đối với tuổi trẻ, những con người giàu nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. người sống vì đất nước, vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội luôn được người khác yêu quý, ca ngợi và tôn vinh.
Mỗi người đều yêu nước, góp một phần dù nhỏ bé để xây dựng đất nước, đem lại lợi ích cho đất nước, cho cộng đồng, làm quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, lớn mạnh. Đất nước là một ngôi nhà chung. Đất nước có bình yên và lớn mạnh hay không chính là do mỗi cá nhân biết xây dựng.
Nếu cá nhân không có lòng yêu nước, nghĩa là không tiếp nối truyền thống của dân tộc, sống ngoài dòng chảy chung của muôn người, tâm hồn người đó sẽ trở nên khô khan. Người không có lòng yêu nước sẽ trở nên lạc lõng với những người xung quanh. Đó là những người ích kỷ, không muốn góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những người như thế thật đáng lên án.
Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.
Trên đây là phần trình bày của tôi, rất mong được sự đóng góp ý kiến từ tất cả các bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học - mẫu 6
– Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ đặc biệt hiếm có, nổi tiếng với việc viết về phụ nữ và quyền của họ trong xã hội phong kiến.
– Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương thể hiện vẻ đẹp và số phận đau đớn của phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bài thơ này là một ví dụ điển hình.
– Xuân Hương được cho là sinh vào cuối thế kỷ XVIII hoặc đầu thế kỷ XIX, nhưng thông tin về cuộc đời của bà vẫn còn nhiều bí ẩn.
– Bà được biết đến như một người thông minh, tài năng, và xinh đẹp, đồng thời là một nhà thơ giỏi viết thơ Nôm. Tuy nhiên, cuộc đời của Xuân Hương thường xuyên phải đối diện với những khó khăn và không hạnh phúc.
– Hồ Xuân Hương được gọi là “Bà chúa thơ Nôm” với tác phẩm sáng tạo bằng cả chữ Nôm và chữ Hán. “Bánh trôi nước” là một ví dụ tiêu biểu thể hiện vẻ đẹp và số phận đáng thương của phụ nữ trong xã hội cổ đại, đồng thời đề cập đến việc đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ.
– Ví dụ, bài thơ này nói về vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ và khả năng chống chọi với khó khăn cuộc sống mặc dù bị đàn ông chi phối: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
– “Bánh trôi nước” được viết bằng chữ Nôm và tuân theo hình thức thất ngôn tứ tuyệt, gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Hình thức thơ này xuất phát từ thơ Đường của Trung Quốc và tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt.
– Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương được coi là một tác phẩm quý báu về cả nội dung và nghệ thuật. Hình thức thất ngôn tứ tuyệt súc tích và ngắn gọn cùng ngôn ngữ giản dị mang nhiều tầng ý nghĩa đã làm cho bài thơ trở nên đặc biệt.
– Về nội dung, bài thơ thể hiện nhiều tầng ý nghĩa. Ban đầu, nó miêu tả một chiếc bánh trôi với hình dáng tươi đẹp và hoàn hảo, tượng trưng cho vẻ đẹp và sự điềm đạm của người phụ nữ. Tuy nhiên, “bảy nổi ba chìm” trong nước biểu thị sự lận đận và đoạn trường của cuộc đời phụ nữ. Câu thứ ba sử dụng hình ảnh của chiếc bánh để nói về sự kiểm soát của đàn ông đối với cuộc sống của phụ nữ, cho thấy phụ nữ phải phụ thuộc vào người chồng và không có quyền tự quyết định. Bài thơ này tôn vinh vẻ đẹp tinh thần và giá trị truyền thống cao quý của phụ nữ Việt Nam.
– Về giá trị hiện thực, “Bánh trôi nước” thành công trong việc phản ánh và chỉ trích chế độ phụ quyền và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã tạo ra sự bất công đối với phụ nữ.
– Về mặt nghệ thuật, Hồ Xuân Hương sử dụng hình ảnh của chiếc bánh trôi, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, để tượng trưng cho người phụ nữ. Cô sử dụng các từ ngữ đặc tả chi tiết về chiếc bánh (“trắng”, “tròn”, “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”, “lòng son”) và thành ngữ “bảy nổi ba chìm” để thể hiện số phận bi thảm của người phụ nữ và vẻ đẹp của họ. Ngôn ngữ trong bài thơ đơn giản và dân gian, mở đầu với hai từ “Thân em” giống với cách mở đầu của ca dao than thân. Nhịp điệu thơ nhẹ nhàng cũng góp phần làm nên giá trị của “Bánh trôi nước”.
– Bài thơ này thể hiện khả năng quan sát, liên tưởng và tưởng tượng của Hồ Xuân Hương. Nó cũng là tiếng nói đấu tranh và bênh vực của một nhà thơ nữ trong một xã hội phong kiến đầy phân biệt đối xử với phụ nữ.