Mời trầu - Tác giả tác phẩm (mới 2023) - Ngữ văn lớp 8 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Mời trầu Ngữ văn lớp 8 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Mời trầu.
Tác giả - tác phẩm: Mời trầu - Ngữ văn lớp 8 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Mời trầu
- Nhà thơ Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 tại Tỉnh Nghệ An, nước Việt Nam. Bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Bà sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) rồng (Nhâm Thìn 1772). Hồ Xuân Hương xếp hạng nổi tiếng thứ 1607 trên thế giới và thứ 2 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.
- Theo các tài liệu lưu truyền, Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ) lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.
- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề là lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.
- Phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương:
+ Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
+ Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
=> Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.
II. Tìm hiểu tác phẩm Mời trầu
1.Thể loại
- Văn bản thuộc thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mời trầu thì hiện tại chưa có mốc thời gian hay hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên theo một số ghi chép thì bài thơ ra đời vào những thập niên cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Bài thơ này được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006.
3.Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
4.Bố cục bài thơ “ Mời trầu”
- Bài thơ được chia thành 4 phần tương ứng với bốn câu lần lượt là: Khởi, thừa, chuyển, hợp.
+ Câu 1: Hình ảnh quả cau miếng trầu
+ Câu 2: Khẳng định bản thân
+ Câu 3: Câu nói giao duyên
+ Câu 4: Niềm mong mỏi về hạnh phúc lứa đôi
5. Giá trị nội dung
- Bài thơ Mời trầu nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những định kiến, những hủ tục u ám của thời đại. Qua đó, bài thơ cũng là một tiếng nói trân trọng người phụ nữ, trân trọng những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.
6. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được Hồ Xuân Hương sử dụng rất nhuần nhuyễn. Đây là thể thơ có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Ta có thể thấy điều này thể hiện rõ trong cách gieo vần của bài Mời trầu.
- Vần ở các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Cụ thể ở đây là “hôi”, “rồi” “vôi”. Bốn câu trong bài Mời trầu được viết đúng theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mời trầu
1. Hai thơ đầu
“Quả cau nhỏ nhỏ tạo thành miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
- Giới thiệu hình ảnh quả cau miếng trầu "nho nhỏ", xoàng xĩnh.
- Lời mời trầu tự nhiên, thân mật "này", "quệt".
=> Với việc sử dụng từ ngữ độc đáo; cách vận dụng ca dao, tục ngữ tài tình đã làm nổi bật thân phận nhỏ nhoi nhưng cũng khẳng định được cái tôi bản lĩnh, táo bạo của bà chúa thơ Nôm.
2. Câu thơ tiếp theo
"Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
- Lời nhắn gửi về sự gắn bó chung tình.
- Câu phủ định, so sánh, thành ngữ để phê phán sự hờ hững, lạnh nhạt trong tình cảm.
=> Hai câu thơ sử dụng chất liệu dân gian độc đáo, thành ngữ "xanh như lá, bạc như vôi" và chữ dân gian "phải duyên" bộc lộ tâm trạng về khát vọng hạnh phúc lứa đôi, đồng thời là lời cảnh báo của nữ sĩ đối với thói bạc tình, bạc nghĩa.
Học tốt bài Mời trầu
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Mời trầu Ngữ văn lớp 8 hay khác: