Bến nhà rồng năm ấy - Tác giả tác phẩm (mới 2023) - Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo
Với tác giả, tác phẩm Bến nhà rồng năm ấy Ngữ văn lớp 8 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Bến nhà rồng năm ấy.
Tác giả - Tác phẩm: Bến nhà rồng năm ấy - Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo
I. Tác giả văn bản Bến nhà rồng năm ấy
- Sơn Tùng, tên đầy đủ là Bùi Sơn Tùng
- Ông sinh năm 1928 tại Nghệ An, mất lúc 23h05 ngày 22 tháng 7 năm 2021 tại Hà Nội)
- Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết lịch sử Búp sen xanh viết về cuộc đời Hồ Chí Minh.
II. Tìm hiểu tác phẩm Bến nhà rồng năm ấy
1. Thể loại: Truyện lịch sử
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- In trong Búp sen xanh, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản có phương thức biểu đạt là tự sựkết hợp miêu tả, biểu cảm.
4. Bố cục:
Gồm 3 phần.
+ Phần 1: Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
+ Phần 2: Nguyên nhân ra đời Bến Nhà Rồng.
+ Phần 3: Quá trình phát triển của Bến Nhà Rồng.
5. Giá trị nội dung:
- Văn bản trên kể về sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước và cụ thể là sang Pháp.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng.
- Khắc họa hình tượng anh Ba một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi.
- Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bến nhà rồng năm ấy
1. Bối cảnh câu chuyện
- Anh Ba chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước từ Bến càng Nhà Rồng năm 1911.
Nội dung |
Trong câu chuyện |
Tiểu sử của Bác Hồ |
Không gian, thời gian (Bối cảnh) |
Sự việc: anh Ba chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Không gian; bến cảng Nhà Rồng. Thời gian: hè năm 1911. |
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, bắt đầu hành trình cứu nước. Trong sổ lương của tàu tên anh là Văn Ba. |
Mục đích chuyến đi |
- Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bác ái… -Sau khi xem xét họ làm ăn thế nào, chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do… |
Trang 14, sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, NXB Sự thật in: “Vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đã được nghe những từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. |
2. Nhân vật anh Ba
- Khi trò chuyện với anh Tư Lê: anh Ba là người yêu nước, mong muốn giành lại độc lập cho Tổ quốc và tự do cho nhân dân bằng chính sức lực và trí lực của mình, không ngại khó khăn gian khổ, có trách nhiệm: dám nghĩ dám làm.
- Khi tiếp xúc với thuyền trưởng Lu-i Mai-sen: anh Ba khiến người khác trọng nể với sự thông minh, có hiểu biết. Anh không nề hà, gian khổ dù phải làm công việc phụ bếp vất vả. Quyết tâm, kiên định thực hiện lí tưởng của bản thân, một lòng vì đất nước.
Học tốt bài Bến nhà rồng năm ấy
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Bến nhà rồng năm ấy Ngữ văn lớp 8 hay khác: