Vắt cổ chày ra nước - Tác giả tác phẩm (mới 2023) - Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tác giả, tác phẩm Vắt cổ chày ra nước Ngữ văn lớp 8 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Vắt cổ chày ra nước.

Tác giả - tác phẩm: Vắt cổ chày ra nước - Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

I. Tìm hiểu tác phẩm Vắt cổ chày ra nước

1. Thể loại: Truyện cười

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- In trong Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng sưu tầm, tuyển chọn, NXB Văn học, 2009).

Vắt cổ chày ra nước - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt:

Văn bản Vắt cổ chày ra nước có phương thức biểu đạt là tự sự.

4. Tóm tắt bài Vắt cổ chày ra nước

Một người đầy tớ được chủ nhà sai về quê có việc, người này xin mấy đồng để đi đường nhưng vì bản tính ki bo, keo kiệt nên chủ nhà không cho và đưa cho những vật dụng oái oăm. Từ đó ra đời câu thành ngữ “vắt cổ chày ra nước”.

5. Giá trị nội dung:

- Truyện bố cục ngắn gọn, kết thúc bất ngờ, mâu thuẫn gây cười ngay trong lời nói, hành động của nhân vật.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Phê phán những người có tính keo kiệt, bủn xỉn.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vắt cổ chày ra nước

- Câu chuyện bắt đầu từ việc đầy tớ xin chủ nhà tiền uống nước dọc đường.

- Khi đầy tớ xin mấy đồng uống nước dọc đường:

+ Lần 1: “Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ruộng ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho phiền phức”.

+ Lần 2: “Thế thì tao cho mượn cái này” rồi đưa cho cái khố tải”.

- Cái cười nảy sinh khi: đầy tớ không hiểu và chủ nhà nói “vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.

= > Bài học: Phê phán những người có tính keo kiệt, bủn xỉn.

Học tốt bài Vắt cổ chày ra nước

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Vắt cổ chày ra nước Ngữ văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: