X

Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Top 20 đoạn văn suy nghĩ về ý kiến Cười là một hình thức chế ngự cái xấu


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 20 đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: "Cười là một hình thức chế ngự cái xấu" hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 đoạn văn suy nghĩ về ý kiến Cười là một hình thức chế ngự cái xấu

Suy nghĩ về ý kiến Cười là một hình thức chế ngự cái xấu - mẫu 1

Ý kiến “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu” đã diễn tả chính xác về các hình thức của tiếng cười trong truyện hài kịch, truyện cười. Tiếng cười trong hài kịch thường phê phán những nhân vật hà tiện, tham lam, kiêu căng, khoe mẽ,… Nhân vật ông Giuốc-đanh trong “Trưởng giả học làm sang” là một nhân vật điển hình. Vì muốn trở thành quý tộc, ông đã tự biến mình thành kẻ ngu dốt hài hước bị mọi người xung quanh lợi dụng. Còn tiếng cười trong truyện cười nhằm chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mỹ tục của con người. Nhân vật chủ cửa hàng trong Treo biển, hay nhân vật anh có áo mới trong truyện Lợn cưới áo mới là những nhân vật đáng bị phê phán, chế giễu. Tóm lại, tiếng cười không chỉ có vai trò giải trí mà còn có mục đích chế ngự cái xấu trong xã hội.

Suy nghĩ về ý kiến Cười là một hình thức chế ngự cái xấu - mẫu 2

Một trong những chức năng quan trọng của văn chương ấy là tính giáo dục. Vậy nên, trong một số tác phẩm nhất là truyện cười dẫu mang đến sự giải trí cho người đọc song đồng thời còn để lại bài học về cuộc sống. “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu”, quả vậy, đằng sau tiếng cười giòn đối với “Lợn cưới áo mới” là lời phê phán về tính khoe khoang của một số bộ phận người trong tầng lớp xã hội. Hoặc như “Thầy bói xem voi” - một câu chuyện kinh điển của văn học dân gian Việt Nam chỉ trích những người không có sự hiểu biết nhưng lại tỏ ra thông minh hơn người. Đặc điểm chung của những tác phẩm mang tính giải trí này là đều lên án thói hư tật xấu, từ đó hướng con người loại trừ sự độc hại nhằm xây dựng bản thân trở thành người tốt, người có đạo đức. Mỗi một câu chuyện không đơn thuần chỉ để đọc bằng nhãn quan, phải đọc bằng cả suy nghĩ mới có thể thấm nhuần. Cuộc sống vốn dĩ là vậy. Giáo dục một con người, một thế hệ, một tầng lớp, một xã hội đâu nhất thiết phải nghe lời căn dặn của các bậc phụ huynh, lời thầy cô giảng trên trường, chúng ta có thể thay đổi chính mình theo chiều hướng tốt hơn bằng chính những trang văn mà người xưa để lại.

Suy nghĩ về ý kiến Cười là một hình thức chế ngự cái xấu - mẫu 3

Cái hài trong truyện cười dân gian được biểu hiện qua tiếng cười ở nhiều góc độ: cái cười đả kích, châm biếm, giễu cợt, cái cười vui, trên cơ sở phản ánh các hiện tượng xã hội đa dạng của đời sống con người, nhưng điểm nổi bật là tiếng cười có tính triết lý xã hội sâu sắc. Truyện cười dân gian là sản phẩm nghệ thuật của nhân dân lao động, ở đó, nhân dân đã dùng tiếng cười như một vũ khí của chính nghĩa, của đạo đức để lên án cái xấu, cái phi nghĩa, vô đạo đức.

Trạng Quỳnh xuất hiện, đại diện cho nhân dân đối mặt, chiến đấu với tất cả các thế lực vô hình và hữu hình, vương quyền và thần quyền. Tất cả các thế lực như thành hoàng, tượng Bà banh, bà Chúa Liễu, đều được đưa vào cuộc đối mặt với Trạng Quỳnh, để rồi các thần quyền chấp nhận một sự thất bại trước mắt những người lao động. Những gương mặt của giai tầng thống trị từ thấp lên cao quan nhỏ trong các làng xã, quan lại ở kinh thành, nhà vua, chúa… đều bị đưa vào một trận chiến dưới tài trí của Trạng Quỳnh, giáng những đòn chí tử khiến mọi người hả hê, sung sướng.

Cái cười tố cáo, quan lại, vua chúa tham lam, dâm ô, trụy lạc, buôn thần, bán thánh là tiếng cười trí tuệ, vượt xa cái cười giải trí. Nó phơi bày ung nhọt của xã hội, sự mục rỗng của xã hội. Tuy chưa đủ sức công phá trước thành trì của chế độ phong kiến nhưng tiếng cười này có ý nghĩa kéo nhanh hơn sự xuống dốc của chế độ phong kiến lỗi thời, góp phần mở đường cho sự tiến bộ của xã hội tốt đẹp hơn. Ý nghĩa thẩm mỹ của cái hài trong truyện truyền thống là vạch trần cái xấu núp bóng cái đẹp để khẳng định cái đẹp, lấy cái đẹp làm tiêu chuẩn để nhận dạng cái xấu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: