X

Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Top 20 Nghị luận về thói kiêu ngạo, thích chơi trội của một bộ phân thanh thiếu niên


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 20 bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại): thói kiêu ngạo, thích chơi trội của một bộ phân thanh thiếu niên hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Nghị luận về thói kiêu ngạo, thích chơi trội của một bộ phân thanh thiếu niên

Bài văn nghị luận về thói kiêu ngạo, thích chơi trội của một bộ phân thanh thiếu niên - mẫu 1

Hiện nay, thói kiêu ngạo và thích chơi trội đã dần trở thành một xu hướng gây nhức nhối trong một bộ phân thanh thiếu niên.

Thói kiêu ngạo, thích chơi trội được thể hiện rõ nét qua ngoại hình, cách nói chuyện và hành động. Đó là những bạn thiếu niên thích sử dụng các món đồ hàng hiệu có giá trị xa xỉ, chưa thực sự phù hợp với lứa tuổi, môi trường học đường và cả điều kiện kinh tế gia đình. Các em còn thích chụp những bức ảnh, chia sẻ những nội dung mang nội dung ăn chơi, đua đòi không đúng với lứa tuổi của bản thân. Cùng vưới đó, là những hành động, lời nói bắt chước các thành phần bất hảo trong xã hội, cố gồng bản thân lên để trở thành một phiên bản nào đó.

Sự lệch chuẩn ấy đã tạo ra một nhóm các thanh thiếu niên có vẻ ngoài và hành động, lời nói thiếu chuẩn mực. Bản thân các em ấy đã dần trở nên lệch lạc cả trong tư duy của chính bản thân mình. Việc theo đuổi những giá trị vật chất, hơn thua về những điều vô bổ làm cho các em đánh mất chính mình. Đó sẽ trở thành tiền đề, bàn đạp dẫn dắt các em tới những lệch lạc khác về tư duy và tệ nạn xã hội. Ngoài ra, việc đua đòi, khoe khoang về vật chất, còn khiến các bạn chểnh mảng việc học hành, vì phải dành nhiều thời gian để soi xét về cái nhìn của người khác, về việc phải làm gì để trở nên nổi bật, về việc cần làm gì để có những món đồ đặc biệt hơn người khác. Và nếu gia đình không có đủ điều kiện, các bạn ấy sẽ bất chấp nhiều việc để có thể có các món đồ xa xỉ, để được khoe mẽ hơn thua với người khác, như ăn trộm, nói dối bố mẹ. Đặc biệt mong muốn được so bì, muốn được nổi bật đó dễ cấu thành tâm lí tiêu cực như ghen ghét, căm hờn những bạn hơn mình, dẫn đến việc bạo lực học đường. Ngoài ra, chính sự lệch lạc trong tư duy ấy, sẽ khiến các bạn đó bị bạn bè, thầy cô và xã hội đánh giá là học sinh hư, bị tẩy chay và không được yêu quý.

Chính vì vậy, chúng ta có thể xem thói kiêu ngạo và thích chơi trội là một tệ nạn của giới thanh thiếu niên. Từ đó, nghiêm túc hướng đến các biện pháp nhằm đẩy lùi, ngăn chặn hiện tượng này. Trước hết, nhà trường và phụ huynh cần kết hợp với nhau, để ngăn cản các bạn thiếu nhiên có những biểu hiện đua đòi, ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi. Cùng với đó, cộng đồng cũng cần quan tâm hơn đến các xu hướng thời trang, ăn mặc của giới trẻ, để định hướng các bạn đến những xu hướng lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi. Đối với các trường hợp cố tình ăn mặc, hành động đua đòi, ngông nghênh, cố tình phá cách không phù hợp ở trường học, cần phải có các biện pháp răn đe. Nhưng quan trọng nhất, vẫn là ý thức của chính các bạn thiếu niên. Bởi vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục về lý tưởng và thẩm mỹ, đạo đức cho những thanh thiếu niên đang trong giai đoạn hình thành thế giới quan. Có như vậy mới ngăn cản các bạn ấy theo đuổi nhầm những xu hướng lệch lạc, trở nên đua đòi, khoe khoang, hợm hĩnh.

Thói kiêu ngạo, thích chơi trội của một bộ phận thanh thiếu niên tuy không gây ảnh hưởng lớn đến xã hội, nhưng lại tác động mạnh mẽ đến thế giới quan của bản thân các thanh thiếu niên - tương lai của đất nước. Những lệch lạc về chuẩn mực sống đó cần được loại bỏ sớm, để đưa các bạn trở về con đường đúng đắn và lành mạnh.

Bài văn nghị luận về thói kiêu ngạo, thích chơi trội của một bộ phân thanh thiếu niên - mẫu 2

Trong cuộc sống, biết tự tin vào bản thân là một điều tốt và cần phát huy. Tuy nhiên, có một vài người lại biến sự tự tin ấy trở thành sự tự cao, kiêu ngạo làm ảnh hướng tiêu cực đến bản thân cũng như những người xung quanh. Có lẽ vì vậy mà người xưa có câu: “Có 3 điều làm hỏng một con người là: Rượu, sự kiêu ngạo và sự giận dữ”.

Tự cao, kiêu ngạo là từ dùng để ám chỉ những người tự tin một cách thái quá vào bản thân, luôn coi mình là nhất mà không coi người khác ra gì.

Kiêu ngạo, tự cao được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong cuộc sống. Điển hình như có những người luôn cho mình là nhất, thứ gì của mình cũng là số một mà không ai có được, không ai sánh bằng. Họ luôn bảo thủ bảo vệ những ý kiến của bản thân, luôn cho chúng là đúng mà không quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh. Có những người lại thể hiện sự kiêu ngạo của bản thân bằng cách coi thường, thậm chí thù ghét tất cả những thứ thấp kém hơn mình về địa vị, tiền bạc… Một vài người thể hiện sự tự cao, kiêu ngạo ở chỗ thích những thứ hào quang hư ảo, ưa nịnh bợ, tâng bốc.

Trong thực tế cuộc sống ta cũng có thể bắt gặp những trường hợp như vậy. Ví dụ như một vài người giàu có, đã quen sống trong cuộc sống nhung lụa, họ nhìn thấy những người nghèo khổ bằng thái độ khinh khỉnh, thậm chí có phần “e sợ” sự “nghèo khổ, hôi hám” kia sẽ làm vấy bẩn lên sự sang trọng của họ. Hoặc ngay trong trường học, có những học sinh học rất giỏi nhưng họ lại luôn tự phụ, coi thường những bạn khác trong lớp…

Kiêu ngạo, tự cao như một chất axit ăn mòn nhân cách và huỷ hoại cuộc sống của con người. Bởi sự kiêu ngạo, thói tự cao sẽ kéo theo những đức tính xấu khác như sự ích kỉ, bảo thủ. Chính vì luôn cho mình là đúng, luôn cho những thứ của mình là tốt nhất nên con người thường không muốn san sẻ những điều mình có cho bất cứ một ai khác. Bên cạnh đó, có thể thấy những người kiêu ngạo, tự cao lại chính là những người cô đơn, cô độc nhất. Vì chính thói tự cao, kiêu ngạo đã khiến những người xung quanh mất đi thiện cảm hay đúng hơn là chính những người đó đang tự tách bản thân mình ra khỏi khối cộng đồng chung. Mặt khác, thói tự cao, kiêu ngạo cũng dẫn đến những hậu quả khó lường trong cuộc sống. Cứ tự huyễn hoặc vào khả năng của bản thân mà không cần tới sự góp ý và giúp đỡ của người khác, khi gặp phải những khó khan lại trở tay không kịp rồi trở thành kẻ thất bại. Hay đánh giá thấp người khác mà coi thường khả năng của họ để rồi nhận kết cục là kẻ bại trận. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ những câu chuyện của tuổi thơ dạy chúng ta những bài học về sự kiêu ngạo, tự cao như: “Rùa và Thỏ”, “Voi và Kiến”,… Vì tự đắc vào khả năng của bản thân mà Thỏ trở thành kẻ bại trận trong cuộc đua tốc độ tưởng chừng như sẽ thắng mười mươi để rồi trở thành trò cười cho cả khu rừng. Hay chú voi to lớn, lực lưỡng vì tự mãn, coi thường người yếu thế mà trở thành kẻ thua cuộc trước chú kiến bé nhỏ….

Tuy nhiên, “căn bệnh” tự cao, kiêu ngạo không phải không có cách chữa trị. Bản thân mỗi con người hãy học cách sống chậm lại, suy nghĩ sâu sắc và nhìn nhận mọi thứ rộng hơn. Phải tự biết khả năng của bản thân tới đâu, khuyết điểm của mình là gì mà tiếp tục phát huy hay dần dần khắc phục. Phải biết cách nỗ lực, rèn luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân. Bởi “núi này cao còn núi khác cao hơn”. Phải biết phần đấu tới những điều tốt đẹp, biết san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Bởi “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình” (Nam Cao).

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta phải biết không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về những gì bản thân mình gây dựng. Tuy nhiên, đừng để niềm tự hào đó trở nên thái quá, để tự biến mình thành những kẻ kiêu ngạo, tự cao và rỗng tuếch. Đừng để bản thân mình trở thành những con “ếch ngồi đáy giếng.”

Bài văn nghị luận về thói kiêu ngạo, thích chơi trội của một bộ phân thanh thiếu niên - mẫu 3

Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp. Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn đó trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người sống với tính kiêu căng và tự mãn.

Kiêu căng là việc mỗi người tự nghĩ và tự cho bản mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó. Còn tự mãn là tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh. Kiêu căng và tự mãn là hai tính cách hủy hoại một con người vô cùng nghiêm trọng.

Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng và tự mãn còn bắt nguồn từ một số người tuy có năng lực hoặc có được một thành tựu nhỏ cho bản thân mình thì lại khoe khoang, cho mình hơn người, không ai có thể bằng mình, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mọi người. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lại có những người tuy trước đây họ kiêu căng tự mãn nhưng họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và sửa đổi để tốt hơn,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo.

Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình các sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.

Xem thêm các bài văn mẫu 8 Kết nối tri thức hay khác: