Top 10 Thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc?
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 10 bài thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? (mẫu 1)
- Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? (mẫu 2)
- Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? (mẫu 3)
- Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? (mẫu 4)
- Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? (mẫu 5)
- Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? (mẫu 6)
- Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? (mẫu 7)
Top 10 Thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc?
Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? - mẫu 1
Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.
Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.
Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? - mẫu 2
Việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là một việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi người dân của nước ta. Trong lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn sống đã có lần người nói về việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, cần phải phát huy Tiếng Việt truyền thống là cho Tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của mình không bị lai hóa, hoặc pha lẫn với những thứ tiếng khác như Tiếng Hán, Tiếng Anh, Tiếng Pháp…
Tuy nhiên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, khi đất nước ta ngày càng mở rộng các mối quan hệ với nước ngoài đặc biệt là các nước Phương Tây thì việc lai căng, rồi sử dụng ngôn ngữ chung của Thế Giới là Tiếng Anh xen lẫn với Tiếng Việt càng trở nên phổ thông.
Đặc biệt là với các bạn trẻ hiện đại thích những thứ mới lạ, nhưng phong cách Tây hóa thì việc sử dụng ngôn ngữ lai Tây, Tiếng Anh xen lẫn Tiếng Việt trong cuộc sống hiện đại lại trở nên nhiều hơn và phổ biến hơn.
Điều này làm cho sự trong sáng của Tiếng Việt mất dần đi, không còn giữ được giá trị riêng của mình trong đời sống, sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận một sự thật vô cùng phũ phàng rằng cùng sự phát triển về công nghệ hiện đại thì việc sử dụng Tiếng Anh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì nếu không biết Tiếng Anh chúng ta không thể nào giao tiếp hòa nhập với bạn bè năm châu trên thế giới.
Các máy móc thiết bị đều có Tiếng Anh trong hướng dẫn sử dụng, không phải loại máy nào cũng được chuyển dịch sang Tiếng Việt vì thế nếu không học Tiếng Anh chúng ta sẽ không thể hiểu và áp dụng được trong cuộc sống.
Chúng ta sẽ trở thành những kẻ tụt hậu so với thời đại, so với sự phát triển chóng mặt của cả thế giới. Nhưng việc lạm dụng Tiếng Anh kiểu nửa Tây nửa Ta của các bạn trẻ hiện nay cũng là một trào lưu vô cùng nực cười và làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt.
Dù chúng ta biết rằng có nhiều từ Tiếng Anh khi sử dụng Tiếng Anh sẽ ngắn gọn xúc tích hơn ví dụ như dance là nhảy, hoặc fan là người hâm mộ, rồi country là đồng quê…. khi chúng ta sử dụng Tiếng Anh có ngắn gọn xúc tích hơn, nhưng với việc thường xuyên sử dụng Tiếng Anh xen vào cùng Tiếng Việt chúng ta sẽ làm cho Tiếng Việt mất đi giá trị của mình, mất đi giá trị trong sáng và ý nghĩa của nó trong thực tế đời sống.
Ngoài ra, nhiều bạn trẻ còn sử dụng từ lóng, tiếng lóng, tiếng lái, làm chệch chuẩn ngôn ngữ Tiếng Việt của nước ta, làm mất đi ít nhiều sự trong sáng của Tiếng Việt.
Trong xã hội hiện đại, nhiều bạn sẽ thích khám phá ra những ngôn ngữ mới, cách viết mới thể hiện cho sự trẻ trung phong cách của mình. Các bạn đã sáng lập ra rất nhiều từ ngữ mới mà những người lớn tuổi không thể nào hiểu hết ý nghĩa của nó. Phải thừa nhận rằng việc sáng tạo này làm cho lượng từ ngữ của Tiếng Việt phong phú đa dạng hơn rất nhiều, nhưng nó cũng làm lệch chuẩn khá nhiều ngôn ngữ vốn có của chúng ta.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải dùng Tiếng Việt một cách đúng đắn hơn tránh dùng những từ ngữ lai căng từ Hán- Việt, từ Pháp- Việt, hay Anh Việt trừ trường hợp không có từ thay thế. Có một số từ ngữ được sử dụng trong thời kỳ Pháp thuộc mà hiện nay chúng ta chưa hề có từ Tiếng Việt để thay thế nên vẫn phải dùng tạm như những từ chỉ các bộ phận máy móc trong xe đạp như bi- đan, ghi- đông, gác-đờ-bu… đều là những từ phiên âm từ Tiếng Pháp ra, bởi chúng ta chưa có từ thay thế cho những từ ngữ này.
Có nhiều từ Hán- Việt sử dụng lâu ngày thành quen, khiến chúng ta quên mất Tiếng Việt chuẩn có nó. Hoặc cũng vì khi sử dụng từ Hán- Việt ta cảm thấy ý nghĩa của từ ngữ trở nên trang trọng hơn nên người dùng vẫn sử dụng Hán- Việt. Như từ Phụ nữ, hay Phụ khoa, Thiếu Nhi…sẽ hay hơn khi sử dụng là Đàn bà, trẻ em,…
Mặc dù việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là vô cùng cần thiết nhưng không phải từ ngữ nào chúng ta cũng có thể sử dụng Tiếng Việt chuẩn một trăm phần trăm bởi có những từ Tiếng Việt khi đọc lên làm cho chúng ta cảm thấy không được trang trọng lịch sự với những hoàn cảnh trang nghiêm, lịch thiệp. Vì vậy, việc lựa chọn từ Hán Việt, hoặc Hán Nôm vẫn là việc làm không thể thay thế.
Việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là việc làm của tất cả mọi người dân từ già tới trẻ, không phân biệt ai với ai mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm với ngôn ngữ mẹ đẻ của Quốc Gia mình.
Chúng ta phải giữ gìn ngôn ngữ của ông cha, bảo vệ phát triển nó như một truyền thống, một sự tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc không để cho ngôn ngữ của mình bị mai một trong thời gian.
Để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt chúng ta cần phải có những quy định rõ ràng chặt chẽ về việc bảo vệ ngôn ngữ Quốc Gia. Cần xây dựng một hệ thống ngôn ngữ đúng chuẩn, tránh những ngôn ngữ chệch chuẩn của thế hệ trẻ. Cần phải loại trừ sự lố lăng trong việc sử dụng từ ngữ lai căng, chệch chuẩn của các bạn trẻ hiện nay.
Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? - mẫu 3
Trên thế giới, ít có ngôn ngữ nào phong phú về từ ngữ và có sức biểu đạt mạnh mẽ như tiếng Việt ta. Cũng không có loại ngôn ngữ nào có khả năng dung nạp và tiếp biến ngôn ngữ ngoại lai cởi mở và hào phóng như tiếng Việt. Có thể nói, tiếng Việt là một ngôn ngữ mở. Điều ấy được chứng minh qua mấy nghìn năm phát triển của nó. Thế nhưng, bởi sự cởi mở và hào phóng ấy, trong thời đại ngày nay, tiếng Việt dần mất đi sự trong sáng bởi cách sử dụng và tiếp biến ngôn ngữ tùy tiện của người Việt ta. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay đối với mỗi học sinh chúng ta.
Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt? Trong: có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không đục. Sáng: là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói. Biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt:
Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn. Tiếng Việt được phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định. Khi nói, chú ý cách phát âm ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu. Chữ viết tiếng Việt tuân theo quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó. Khi nói viết phải dùng từ đúng nghĩa. Khi đặt câu phải đầy đủ các thành phần câu. Cấu tạo lời nói, bài văn phải rõ ràng, đầy đủ, ý nghĩa rõ ràng. Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không cứng nhắc, máy móc mà có sự linh hoạt, sáng tạo. Miễn là sự linh hoạt, sáng tạo đó dựa trên cơ sở những quy tắc chung
Tiếng Việt ta tự bản thân nó đã đầy đủ sức mạnh biểu đạt nên không cho phép pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. Sự vay mượn từ ngữ chỉ xảy ra khi trong tiếng Việt chưa có hoặc chưa đủ sức biểu đạt một nội dung, ý nghĩa, sự vật, sự việc mới mẻ nào đó mà trong các hệ thống ngôn ngữ khác đã chứa đựng.
Việc sử dụng những từ ngữ cần phải thể hiện được tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói. Tránh dùng từ thô tục, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt. Bởi dân tộc ta vốn trọng tình nghĩa, đề cao lễ nghi. Việc giao tiếp theo các nguyên tắc và chuẩn mực tốt đẹp là điều rất cần thiết để được tôn trọng và đạt hiệu quả trong giao tiếp.
Trước xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật và nhịp sống của thời đại, tiếng Việt (và các ngôn ngữ khác trên thế giới) đang phải đối diện với nguy cơ mất đi sự trong sáng và sức mạnh biểu đạt. Nguyên nhân khiến cho Tiếng Việt mất dần đi sự trong sáng chính do sự giao thoa các nền văn hóa trên thế giới thông qua hợp tác kinh tế và công nghệ thông tin làm cho việc tiếp cận và sử dụng và tiếp ngôn ngữ của người Việt trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tiếng Việt chưa có những từ ngữ mới thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, bởi thế, sự vay mượn là tất yếu.
Mặt khác, lối sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, thiếu ý thức của một bộ phận giới trẻ khiến cho tiếng Việt bị lai tạp một cách phản cảm, phản khoa học. Sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng và các nhà văn hóa trong nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là nguyên nhân khiến Tiếng Việt ngày càng trở nên hỗn độn, tùy tiện và vô nguyên tắc.
Tiếng Việt trong đời sống hằng ngày không còn giữ nguyên vẻ đẹp truyền thống, không là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn người Việt nam ta nữa. Tiếng Việt bây giờ bị lai tạp quá nhiều bởi cách gán ghép cẩu thả và tùy tiện của con người giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Nhiều từ ngữ bị thay thế bởi lói sính ngữ, sùng ngoại của một bộ phận người Việt. Trong cách nói, cách viết lại không đúng ngữ nghĩa, mục đích sử dụng hay chuẩn mực về cú pháp khiến cho tiếng Việt tiếng không còn là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
Một hệ thống từ ngữ mang tính bạo lực, phản cảm vốn là điều hạn chế trước đây thì ngày nay lại được sử dụng khá phổ biến làm mất đi sự tế nhị. lịch sự của người Việt ta đã được khẳng định và gìn giữ trong mấy nghìn năm qua. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết phải thuộc về giới trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuổi trẻ phải có tình cảm yêu mến, có ý thức tôn trọng, yêu quý và gìn giữ Tiếng Việt như gìn giữ cuộc sống của chính mình.
Mỗi học sinh chúng ta phải có ý thức trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp. Phải rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực, quy tắc ngôn ngữ để đảm bảo sự trong sáng. Lời nói phải vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hoá. Có thói quen cẩn trọng,cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực và nguyên tắc sử dụng tiếng Việt ta. Muốn có hiểu biết cần tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách giáo khoa, hoặc qua việc học tập ở nhà trường. Tiếp nhận tiếng nước ngoài đúng cách và có bản lĩnh.
Khi nói năng, phải lịch sự, tinh tế, thể hiện văn hóa cao đẹp của người Việt ta trong giao tiếp. Không nói những lời thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá và mạnh mẽ loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm pha tạp, lai căng không đúng lúc.
Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai, khi nói nhầm. Phải biết cám ơn người khác. Giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí, tuổi tác, đúng chỗ. Biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp. Không ngừng sáng tạo, bổ sung vào hệ thống từ ngữ tiếng Việt ta ngày càng phong phú và trong sáng hơn.
Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”. Trải qua thời gian, nó không ngừng được bồi đắp bởi “tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa”. Đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… và các nhà văn nhà thơ ngày nay đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của cả một quá trình và biết bao công sức dồi mài…
Tiếng Việt ta là một thứ tiếng rất giàu và đẹp. Tiếng Việt ta là linh hồn của dân tộc ta. Vì thế, thế hệ tuổi trẻ ngày nay phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như gìn giữ chính linh hồn của mình. Một khi tiếng Việt mất đi sự trong sáng vốn có của nó thì văn hóa và tình cảm của dân tộc cũng thay đổi theo. Dĩ nhiên, điều đó là không ai mong muốn.
Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? - mẫu 4
Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đắc sắc đó đến với bạn bè năm châu. Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? - mẫu 5
Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.
Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.
Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? - mẫu 6
Con người không chỉ được sinh ra và lớn lên dựa trên những yếu tố vật chất mà còn phải dựa trên những giá trị tinh thần bên trong. Đây chính là lý do tại sao giới trẻ ngày nay cần phải có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa từ lâu đời được truyền từ đời này sang đời khác. Nó bao gồm các phong tục tập quán và đặc trưng vùng miền của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong tạo nên sự khác biệt và phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người. Bản sắc văn hóa dân tộc cũng là nơi để con người giao lưu văn hóa, tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cùng nhau gắn kết và vui đùa chan hòa sau. Đặc biệt, bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của mỗi quốc gia, tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống và giúp đất nước không bị nhầm lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác. Trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, học sinh cần tích cực tìm hiểu và giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời phát huy giá trị đó trong giao tiếp với bạn bè năm châu. Đồng thời nhà trường cũng cần tổ chức nhiều hoạt động để tuyên truyền và mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, giá trị văn hóa của dân tộc sẽ không bị mai một và được lưu truyền cho những thế hệ sau.
Bài nói thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? - mẫu 7
Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập các nền văn hóa, kinh tế của nước ngoài. Kèm theo đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn" như: lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy đua theo những dòng "mốt", đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước văn hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mình lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mình một phong cách sống, phong cách học tập, làm việc cao đẹp, phù hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần.