Top 10 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long của Hà Ân
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 10 bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long của Hà Ân hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 10 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long của Hà Ân
Dàn ý giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long của Hà Ân
(1) Mở đầu: Nêu các thông tin chung về cuốn truyện.
(2) Triển khai: Trình bày các nội dung chính; nêu một vài nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện.
(3) Kết luận: Nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuốn truyện.
- Lưu ý: Khi trình bày, cần chọn giọng nói phù hợp (giọng chia sẻ thân mật, giọng tâm tình,…), thể hiện các thông tin một cách chính xác. Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…
Bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long của Hà Ân - mẫu 1
Bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long của Hà Ân - mẫu 2
Tiểu thuyết Người Thăng Long của nhà văn Hà Ân – một tác phẩm hội tụ về lịch sử Việt Nam, đem đến cho người đọc như cuốn vào vào không khí hào hùng đó.
Người Thăng Long tái hiện về một bản trường ca hào hùng về các vị vương, tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai. Với nhân vật trung tâm là Trần Nhật Duật, ông hoàng Sáu, một người Thăng Long thanh lịch, tài hoa, không chỉ thông minh trí lự chiến thắng giặc ngoại xâm mà còn thắng bản thân trong cuộc chiến với những oán cừu của cuộc đời.
Đọc tác phẩm giống như nhìn vào lát cắt của một thời đại đã qua, với những hỉ nộ ái ố, những sinh hoạt rất đỗi thường ngày của con người Đại Việt trong những năm tháng hào hùng ấy. Lấy bối cảnh là cuộc chiến tranh kháng quân Nguyên Mông, hắc đến những sự kiện như hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng, thu phục tù trưởng miền Đà Giang Trình Giác Mật, sự kiện Trần Ích Tắc hàng giặc, việc công chúa An Tư hi sinh thân mình,..Đây không chỉ là một câu chuyện lịch sử, mà ông đã xậy dựng lên một bức tranh thời đại tỉ mỉ, chân thực và sống động. Ở đó, những con người tưởng như xa vời trong sách vở bỗng trở nên gần gũi lạ thường.
Những nhân vật của tác phẩm hầu như đều có trong mình một câu chuyện, một quá trình phát triển tâm lý nhân vật vô cùng thuyết phục. Từ nhân vật chính như ông Hoàng Sáu Trần Nhật Duật đến những người xung quanh như Đức quan gia Nhân Tông, Đức Thượng hoàng Thánh Tông, Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn, Chiêu Minh Vương Quang Khải, người anh em đồng nhũ Hoành Mãnh, công chúa An Tư,…đến những nhân vật mà sau này ở tuyến phản diện như Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, tất cả đều được hiện lên đầy chân thực, rõ ràng.