Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) - Kết nối tri thức
Với soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) trang 81, 82 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) - Kết nối tri thức
Từ xưa đến nay, văn học luôn song hành, gắn bó mật thiết với con người và đời sống xã hộiTuy nhiên, ở mỗi thời kì và ở mỗi người, cách nhìn nhận, suy nghĩ về vai trò của văn học lại có những điểm khác biệt. Hiện nay, nhiều người quan niệm văn học vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống, nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng, giá trị của văn học đã bị giảm đi trước sự cạnh tranh của phương tiện nghe nhìn. Hãy trình bày ý kiến của em theo vấn đề này.
1. Trước khi nói
- Xác định nội dung nói văn học trong đời sống hiện nay.
- Thu thập tài liệu và tìm ý:
+ Tìm kiếm các tài liệu về vai trò, vị trí của văn học; cơ hội và thách thức của văn học trong đời sống hiện nay.
* Tập trung suy nghĩ về một số vấn đề và đặt ra các câu hỏi để tìm ý như: học có còn quan trọng trong đời sống hiện nay không? Trước sự phổ biến của các phương tiện nghe nhìn, văn học có gặp phải thách thức gì không? Văn học đem đến cho người đọc nhận thức gì về đời sống, xã hội, con người? Văn học khiến con người có thái độ ra sao trước cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu? Vì sao có thể nói văn học có khả năng đánh thức những rung cảm trước cái đẹp của con người?...
- Xây dựng dàn ý bài nói: xác định các luận điểm, sử dụng lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ vấn đề.
- Dự kiến các ý kiến phản biện của người nghe để chuẩn bị trao đổi, đối thoại.
2. Trình bày bài nói
Trình bày bài nói theo nội dung đã chuẩn bị:
+ Nêu vấn đề, khẳng định tầm quan trọng của văn học đối với đời sống và những thách thức đặt ra cho văn học trong bối cảnh hiện nay.
+ Trình bày các luận điểm triển khai vấn đề (có thể xác định luận điểm dựa vào
vai trò, vị trí của văn học, những thách thức đối với văn học trong đời sống hiện nay....).
+ Dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.
- Điều chỉnh giọng nói, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,... phù hợp với nội dung nói; có thể kết hợp các phương tiện hỗ trợ (tranh, ảnh, đoạn phim ngắn....) để phần trình bày thêm sinh động.
Bài nói tham khảo
Như chúng ta đã biết, văn chương bao gồm tất cả những gì rộng rãi nhất về nghệ thuật ngôn ngữ. Nó có thể là những kiến thức về lịch sử, địa lí, tri thức, … Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì đó là tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, … Hẹp hơn nữa là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời nói. Văn chương nó rất nhiều khái niệm để hiểu được nó và cũng từ đó mà nó đã có thật nhiều công dụng đem lại cho mọi người tận hưởng nét nghệ thuật văn chương đó. Như trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh đã có chứng minh rất rõ công dụng quý giá của văn chương. Nó là hình dung và sự sáng tạo của bao sự sống muôn hình vạn trạng; là nguồn gốc cốt yếu của bao tình thương yêu con người, động vật thật cao cả. Cuộc sống của con người ngày càng bận rộn, hối hả để chạy theo những cuộc đua vật chất và tinh thần trong xã hội nên việc cảm nhận những nét đẹp trong cuộc sống ngày càng khó khăn và hạn hẹp hơn. Vì thế, có không ít ý kiến cho rằng, giá trị của văn học đã bị giảm đi trước sự cạnh tranh của các phương tiện nghe nhìn. Tuy nhiên, thực tế đã phủ định điều đó. Vì văn chương đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn, thực tế hơn những cảm xúc mà bản thân chưa có hoặc chưa khai thác được vì nhu cầu đời sống xã hội. Văn chương chính là hình dung của bao tâm hồn thi sĩ, yêu đời và hết sức đẹp đẽ.
3. Sau khi nói
Người nói và người nghe cùng trao đổi về các vấn đề sau:
- Nội dung và cách thức trình bày của người nói (đánh giá tính thuyết phục của hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng; nhận xét về cách nói, giọng nói, cách sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ,...)
- Ý kiến và cách phản biện của người nghe (đánh giá tính xác đảng, hợp lí của ý kiến; nội dung phản biện; cách tiếp nhận ý kiến của người nói).
- Thái độ và sự tương tác giữa người nói và người nghe (đánh giá sự tôn trọng đối với người đối thoại, mức độ tương tác,...