Top 20 Bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích Con lừa và tôi
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 20 bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích về đề tài Con lừa và tôi hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 20 Bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích Con lừa và tôi
Bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích về đề tài Con lừa và tôi - mẫu 1
Nhà văn Juan Ramón Jiménez người Tây Ban Nha được giải Nobel văn học năm 1956. Tác phẩm "Con lừa và tôi" được Bửu Ý dịch ra tiếng Việt - Nhà xuất bản Văn học và Công ty Đông A tái bản năm 2016. Có người đã ví "Con lừa và tôi" sánh ngang với tác phẩm "Hoàng Tử Bé" của Antoine de Saint-Exupéry (nhà văn Pháp).
Như tên của tác phẩm Con lừa và tôi, tác phẩm có hai nhân vật chính: con lừa, tôi (phân xưng ngôi thứ nhất). Vậy sức hấp dẫn hay nói rõ hơn, giá trị của tác phẩm là ở chỗ nào?
Xin được nhắc lại một nhận định in ở bìa 4 cuốn sách do Nxb Văn học và Công ty Đông A ấn hành: “Với nội dung thơ mộng và đầy tính nhân văn, bằng tài năng miêu tả bậc thầy của thi sĩ đã từng đoạt giải Nobel Văn chương. Con lừa và tôi là bản tình ca êm dịu đã đi vào lòng độc giả bao thế hệ và để lại trong họ những dư âm man mác”.
Tác phẩm Con lừa và tôi đã đi vào lòng bạn đọc mọi lứa tuổi bởi tình yêu, với quê hương, thiên nhiên và con người ở một vùng quê Tây Ban Nha. Trước hết xin nói về tên đề độc đáo của cuốn sách. Con lừa ở đây là một nhân vật với cái tên Platero. Tác giả đã coi con lừa Platero là bạn. Có khi nào bạn đặt tên cho một con vật không? Chỉ khi nào con vật đó là người bạn thân thiết nhất của bạn. Trong truyện này con lừa Platero và đi cùng với tác giả dường như hàng ngày và chính nó là nhân vật mang đến cho ta rất nhiều cảm xúc.
Coi con lừa Platero là người bạn thân thiết, để rồi cùng với con lừa, tác giả rong ruổi quanh vùng quê của mình ghi chép lại bao nhiêu chuyện (76 mẩu chuyện). Tác giả dẫn dắt ta đi từ ngôi nhà mình đến cái nhà hàng xóm, đến làng quê của mình. Những câu chuyện xảy ra hàng ngày ghi chép lại chân thực, sinh động, nên thơ cuốn hút người đọc để từ đó ngợi ca về cuộc sống thanh bình nơi thôn dã với muôn mặt đời thường và tập trung vào các hoạt động của trẻ nhỏ ở làng quê với bao cảnh vật mang màu sắc thôn quê bình dị mà thơ mộng.
Một nghệ thuật miêu tả sinh động gắn với những cảm xúc nhẹ nhàng bình dị
Như trên đã giới thiệu, Con lừa và tôi gọi là tập ký hay tản văn cũng được. Nhà văn Juan Ramón Jiménez đã đi từ việc mở đầu bằng giới thiệu về con lừa được đặt tên Platero.
“Platero là một con lừa nhỏ, hiền, có lông tơ, thân hình óng mướt, làm cho ta tưởng như thân nó bằng lông còn khuôn xương. Riêng đôi mắt, hai miếng gương hạt huyền, là rắn như hai con oe bằng thủy tinh đen”.
Tả con lừa để rồi bộc lộ tình cảm của con lừa, và qua đó ta hiểu được tình yêu cảu ông với con lừa nhỏ của mình. Chỉ một đoạn văn ngắn thôi mà chứa đựng được 2 chiều của tình cảm thì quả là bậc thầy về nghệ thuật miêu tả.
“Nếu tôi thả lỏng cho nó, nó thả bộ tới đồng cỏ và đưa chiếc mõm hâm hấp lướt nhẹ trên những bông (chiếc) hoa nhỏ màu hồng, vàng hay xanh biếc... Nếu tôi gọi khẽ: “Platero”, nó tiến lại phía tôi bằng bước chân lóc cóc nhỏ nhẹ lao vui như tiếng cười, như một thố nhạc ngựa lý tưởng nào không hiểu”...
Quả thật đọc văn của Juan Ramón Jiménez, ta thấy ngôn ngữ miêu tả của tác giả mới nhẹ nhàng, bay bổng và hay biết bao: “Đêm xuống, phơn phớt tiếng và chưa chi đã mờ sương. Những lần sáng mơ hồ màu hoa cà và xanh lục lần nữa ở phía bên kia tháp chuông nhà thờ. Con đường lao dốc, dày đặc bóng tối, tiếng lục lạc, cùng với mùi cỏ và tiếng hát, lẫn nỗi mải mê, ham muốn...”
Ở đây, dịch giả Bửu Ý đã thành công khi dịch đoạn văn đặc tả về buổi chiều xuống ở một vùng quê Tây Ban Nha (quê hương của Juan Ramón Jiménez). Có thể nói, nhà văn Juan Ramón Jiménez có nghệ thuật tả cảnh bậc thầy. Rất nhiều đoạn văn tả gợi vẻ nên thơ, thanh bình ở một vùng quê. Điều đó cho thấy đằng sau những đoạn tả cảnh là tình yêu của tác giả. Đó là điều các nhà văn cần học hỏi bởi vì có phải ai tả cảnh quê hương cũng đem đến cho người đọc sự rung động như thế đâu.
Xin được trích tiếp một đoạn văn đầy cảm xúc sau: “Con trăng dõi theo chúng tôi, lồ lộ, tròn vành vạch, sáng vằng vặc. Trong các đồng cỏ mải mê ta thấy mông lung những con dê đen nào không hiểu giữa đám bụi ngẩy có gai... Trên bước chân chúng tôi, một kẻ nào đang trốn núp, kín đáo... lên một vầng mây trắng, rợp cả con đường lỗ chỗ những ánh sao tháng ba….Mùi cam nồng đượm… Khí ẩm với tịch liêu…Hẻm núi Phù Thủy… ”. Đoạn văn trên ở mục V trong tác phẩm với tiêu đề Ớn lạnh.
Điều tôi phẩm bình ở trên chỉ là một phần nhỏ trong tác phẩm. Tác giả đã viết theo đề mục với những đoạn văn, mỗi đề mục chỉ chừng 1 đến 2 trang. Tôi xin điểm một số mục sau thể hiện nghệ thuật viết văn điêu luyện bởi sự quan sát tinh tế và những cảm xúc đầy rung động của một con người có tâm hồn sâu lắng mục VII: Chuông chiều, mục VIII: Cái gai; mục IX: Chim én; mục X: Chuông ngựa; mục XV: Mùa Xuân, mục XVI: Bể chứa nước; mục XX: Chim Thủy Yến bay...
Giá trị tác phẩm đâu chỉ có ở nghệ thuật miêu tả, ở ngôn ngữ bình dị và thơ mộng. Sâu xa trong tác phẩm ẩn chứa mối quan hệ giữa tác giả với các loài vật và con người cứ như một cuốn phim, từng phân cảnh dần hiện ra để rồi khi ta gấp cuốn sách lại, những tình cảm được bộc lộ qua tâm hồn tác giả đều đọng lại trong trái tim của người đọc.
Ở phần đầu, khi trích đoạn giới thiệu về con lừa, ta thấy Juan đã đặt tên cho con lừa và con lừa Platero ấy đã đi cùng tác giả cho đến cuối tác phẩm, cho đến tận khi Platero chết. Tình bạn sâu sắc (xin được nhấn mạnh: tác giả coi Platero là bạn của mình) được viết ở mục 76: Sầu vơ:
“Chiều nay tôi đi theo lũ trẻ ra tận mồ của Platero, trong khu vườn Trái Thông, dưới cội cây thông tròn trịa, nhân từ. Chung quanh, tiết tháng tư đã điểm trang đất ẩm bằng những hoa lan nhật quang to lớn...
Trên đầu, trong vòm thúy lục, được phết trọn bằng màu thiên thanh, chim hót, và âm thanh réo rắt mảnh mai, bay bướm và cười cợt, lan xa dần trong ngọn gió vàng của buổi chiều ấm áp, như một giấc mộng, trong sáng về một cuộc tình đổi mới. Đến nơi, bầy trẻ ngưng tiếng reo hò ngay. Lặng thinh và trang trọng, nhìn chăm vào mắt tôi bằng những ánh mắt rực sáng, chúng dồn dập hỏi tôi bằng những câu khắc khoải.
Bấy giờ tôi nhìn xuống đất:
- Platero, lừa bé bỏng của ta ơi! Nếu quả như ta nghĩ, ngươi hiện đang ở trong một đồng cỏ trên trời, và chở trên lưng len của ngươi chư Thánh Hài Đồng: thì thử hỏi ngươi có quên ta chăng? Ôi, Platero, nói đi, nói đi: ngươi có nhớ ta không?
Và như thể nó đáp lời tôi, một chiếc bướm trắng nhẹ mình, nãy giờ không xuất hiện – linh hồn nó đấy chăng? - vờn bay mê mải, giữa đám hoa lan nhật quang, từ đoá này sang đoá khác….”
Trong tác phẩm, chủ yếu tác giả miêu tả về quê hương đặc biệt là đồng quê với những loài vật thân quen như lừa, ngựa, chim chóc, các vật nuôi gắn với người quê nhưng điểm xuyết trong tác phẩm ta vẫn thấy hiện lên những đứa trẻ thơ, những người dân bình dị, hiền lành, có người với những hình hai ngộ nghĩnh nhưng vẫn đáng nhớ đáng yêu.
Trước hết, đó là tình cảm của nhà văn dành cho những đứa trẻ trong lòng ông viết về chúng với cái nhìn trìu mến, cảm thông và hy vọng: “... Hát thế nào nghe thế ấy! Hát lên đi, hãy mơ với mộng hỡi đám trẻ nghèo! Thấm thoát rồi đây thời tráng niên sẽ đến,...” (Mục III: Trò chơi lúc xẩm tối).
Ở một đoạn khác: “Đám trẻ đi theo Platero đến suối dương, và bây giờ chúng đưa Platero đi nước kiệu, lưng chất đầy hoa vàng....” (Mục XIX): Tình tháng tư)
Trong cuốn sách Con lừa và tôi, chủ yếu tác giả kể về hành trình của hai nhân vật này quanh làng vì thế các nhân vật phụ khác chỉ là bọn trẻ và rất ít nhân vật người lớn. Chỉ vài nhân vật thôi nhưng được đặc tả qua con mắt trẻ thơ với cái nhìn vô tư, trong sáng và trẻ con. Như việc miêu tả về ông y sĩ thú ý ở làng chẳng hạn: “Dacbon, vị y sĩ của Platero to như con bò, má đỏ như dưa hấu. Ông nặng khoảng trăm ba chục ký và tự xưng mình sáu chục tuổi...”
Với óc quan sát tinh tế và cái nhìn đầy tính nhân văn Con lừa và tôi đã cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối tác phẩm.
Sách hay đâu cần dài, chỉ với trên một trăm trang sách và trên bảy mươi mẩu chuyện, nhà văn Juan Ramón Jiménez đã đưa chúng ta đến một làng quê ở Tây Ban Nha với những con người hiền lành đáng quý và những phong cảnh nên thơ, yên bình. Tình yêu quê hương, cảnh vật và loài vật của tác giả đã chạm đến trái tim của người đọc.
Bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích về đề tài Con lừa và tôi - mẫu 2
Nguyễn Phương Mai – cô gái độc thân mà vẫn long lanh theo cách của riêng mình. Chị là tác giả thể loại sách Du ký mà tôi rất thích, ngoài những câu chuyện về vùng đất chị đã đi qua, tôi còn ấn tượng với tính cách của chị, một cô gái Việt Nam giỏi giang và phóng khoáng, không phải là một chút liều lĩnh mà là rất liều, nhưng liều một cách thông minh và hiểu biết. Chị cũng là tác giả cuốn Con đường Hồi giáo, nếu như Con đườn Hồi giáo viết về cuộc hành trình qua các nước Trung Đông một cách chi tiết thì Tôi là một con lừa lại là cuốn sách đầu tay với cách viết còn chút vụng về nhưng chân thật và bộc lộ rõ tính cách của Nguyễn Phương Mai. Đọc Tôi là một con lừa, bạn sẽ thấy có một nhân vật còn cá tính và trẻ trung hơn cả tác giả, đó chính là mẹ của chị.
Tự bạch: Rốt cuộc, tôi là một con lừa.
Đầu năm 2010, khi đang là giảng viên Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam thì Nguyễn Phương Mai xin nghỉ một năm để “đi châu Phi với lị Trung Mỹ”. Ngày 1 tháng 1 năm 2010, bắt đầu chuyến đi dài gấp hai lần rưỡi vòng xích đạo với một chiếc ba lô nặng mười một cân và tâm trạng vô cùng hớn hở của một con lừa.
Trong phần mở đầu cuốn sách có kèm nhận xét của Đạo diễn Lê Hoàng về Tôi là một con lừa và tác giả của nó. Ông viết “Đi với lừa trở thành một bản năng đến mức đôi khi mắt nó phải che bởi chẳng cần nhìn đường. Mai cũng thế, dù mắt cô không che. Có cảm giác cô không hỏi ai trước khi lên đường, không bị định kiến của thiên hạ làm chùn bước. Những kẻ như Mai có khả năng đi lung tung, nhưng không khi nào đi cuối cùng. Tôi rất mong có ngày được nắm đuôi Mai”
Suốt chặng đường vắt ngang qua năm châu lục với 23 quốc gia, Mai vẫn mang theo mình tâm trạng hớn hở ấy. Gần một năm vác ba lô đi loanh quanh, con lừa ướp nhẹp ấy đã liên tục ngộp thở, lột xác, ngơ ngác, lạc đường, đôi khi phẫn uất hoặc hân hoan tột đỉnh. Dù có chuyện gì xảy ra thì chị vẫn đứng lên rồi nói “Whatever” – thế nào cũng được, rồi con lừa trong chị cứ tiếp tục với chiếc ba lô mười một cân đi qua năm châu lục.
Phiêu lưu: Hành trình qua 23 nước- lần đầu con lừa đi bụi
Đó là hành trình tìm hiểu về cội rễ những nền văn hóa, tìm ra câu trả lời cho những băn khoẳn của chính mình, là những trải nghiệm, suy ngẫm và tình người. Châu Phi – con lắc giữa hai thái cực, Úc Châu – người lạ trong chính nhà mình, Mỹ Châu – những đứa con hoang vô thừa nhận, Á Âu – vĩ tuyến văn minh, mỗi châu lục mỗi câu chuyện đặc trưng để khám phá.
Một trong những trải nghiệm đáng nhớ với Nguyễn Phương Mai là làm tình nguyện tại một trại trẻ mồ côi ở Nam Phi. Để tham gia chương trình này phải đóng 700 euro để chi phí cho bản thân và đóng góp xây dựng trường học cho các em. Nhưng chưa đầy một tuần thì chị đã phải bỏ chạy, không phải vì không thể chịu khổ mà vì giáo viên ở đây chỉ cần chờ tình nguyện viên đến là bỏ lớp ra ngoài hóng gió. Đồng tiền góp vào thực sự không có khả năng sinh sôi. Họ nghèo vẫn hoàn nghèo, ngày càng nghèo hơn, đến mức không còn muốn đứng lên mà chỉ biết kể lể oán trách phương Tây về những năm tháng đô hộ xa xưa.
Có một đếm nằm dưới bầu trời Nam Phi đầy sao, bạn tôi, một người Phi da trắng tâm sự: “Mai à, châu lục này đang dở sống dở chết. Tôi nghĩ Mai đừng dốc tiền vào đây nữa. Tôi hi vọng phương Tây đừng dộc tiền vào đây nữa. Họ phải để nó tự lụi bại, tự tan tác, tựu thiêu cháy hết cả ra. Rồi từ đống hoang phế ấy châu lục sẽ đứng lên bằng đôi chân mình. Như loài chim phượng hoàng, cùng kiệt của cuộc sống là nó tự thiêu cháy bản thân thành tro bụi. Để rồi trong tàn tro của chính cơ thể mình, con chim chúa sẽ hồi sinh.
Nam Phi, Namibia, Boswana, Zambia, Malawi, Mozambique, Lesotho, New Zealand, Mỹ, Mexico, Cuba, Guatemala, Belize, Honduras, Nicaragua, Costa Rica, Panama, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia, Argentina, 23 đất nước trong cuộc hành trình của Nguyễn Phương Mai như những đợt sóng tràn của cảm xúc vui buồn, của sự kiện may rủi, của muôn vàn sắc thái văn hóa lịch sử.
Suy ngẫm: Phương Tây qua lăng kính của mẹ
Đi nghỉ mát khác gì với đi du lịch
Đi tour có hướng dẫn viên, đi đến toàn những nơi danh lam thắng cảnh, ăn uống ở những nhà hàng tử tế, suốt ngày chỉ chăm chăm mua sắm, một chữ tiếng bản địa cũng không biết, một mẩu văn hóa lịch sử của người bản địa cũng không hay, đó chính là đi nghỉ mát, có đi đến tận châu Phi mà đi kiểu đó cũng là đi nghỉ mát thôi.
Theo Mai và cô bạn thân thì đi du lịch là nói không với tour, hầu như nguời dân ở đâu cũng hiếu khách, càng nghèo càng ít gặp dân du lịch càng hiếu khách. Chỉ cần một ngày cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với họ, những điều đọng lại thường tha thiết, sâu sắc và khó quên hơn một ngày ở khách sạn ăn cơm tiệm và lang thang chụp ảnh thắng cảnh rất nhiều.
Phương Mai cá tính là thế nhưng chị cũng phải công nhận rằng có một người đặc biệt cá tính mà chị cũng phải thán phục, đó chính là mẹ mình.
Nếu còn có ngày mai
Nguyễn Phương Mai và những người bạn của mình vẫn thường hay thiết kế một danh sách gọi là “bucket list” – những điều phải thực hiện hoặc phải hưởng thụ trước khi về chầu ông vải. Bucket list của Mai thay đổi liên tục, sau chuyến đi này chị cũng đã thêm vào danh sách ấy những việc như có một show du lịch của riêng mình, chụp anh mặc bikini ở Bắc Cực, hay thậm chí còn mơ một ngày lên NASA bán vé tên lửa giá rẻ bay lên cung trăng. Vẫn biết là có hơi điên một chút nhưng cứ viết vào thôi, còn bạn, bạn đã có kế hoạch nào cho mình chưa, bạn muốn làm gì và muốn hưởng thụ điều gì trong suốt cuộc đời mình?
Sẻ chia: Chân không đi làm sao biết bị xiềng xích
Càng đi càng ít dám chê bai nước mình
Suốt 18 năm qua, khi đã đặt chân đến gần 80 nước, đi nhiều, so sánh nhiều, dẫn đến muốn phê và tự phê là điều dễ hiểu, và Nguyễn Phương Mai nhận ra rằng chị không còn dám chê bao kiểu : Chỉ có ở Việt Nam… Bởi đa số các vấn đề Việt Nam cần chê bai thì nước nào cũng có, chỉ tội có nhiều hay ít và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Gửi những người bạn trẻ
Phần cuối của cuốn sách là tâm sự và những lời nhắn nhủ của tác giả tới những bạn trẻ tuổi mười tám, những người bắt đầu phải chịu trách nhiệm với cuộc đời mình, những người sẽ phải đưa ra quyết định, những người sẽ phải đối mặt với những cú trượt đầu tiên, đó là trượt đại học. Ở trường đại học của mình, chị đã nghe được câu chuyện xúc động của một người bạn Hồng Kông, khi cô nước mắt lưng tròng và cho mọi người xem ảnh của cô bạn thân “Bạn tôi tự tử vì trượt đại học. Tôi ở đây học cho cả phần của cô ấy. Tôi chia sẻ điều này vì muốn các bạn từ châu Âu và Mỹ hiểu rằng, sự lười biếng và học hành như đi chơi của các bạn là điều khiến sinh viên châu Á chúng tôi vừa khinh thường vừa ghen tị”.
Nguyễn Phương Mai là cô gái mà tôi học hỏi được rất nhiều điều từ chị, một phần qua những cuốn sách, đặc biệt là Tôi là một con lừa. Tôi học được ở chị sự can đảm và độc lập, sự liều lĩnh nhưng luôn biết yêu bản thân mình, để là một quý cô độc thân mà vẫn long lanh. Chị giúp tôi hiểu ra rằng phải đi để trưởng thành, và đi để thêm yêu đất nước mình, để tự hào về Việt Nam của chúng ta. Những cuộc hành trình phía trước của chị luôn là điều tôi đón chờ, Phương Mai vẫn thế, như một hòn đá lăn không bám rêu, “Phương Mai không già, và tôi có cảm giác rằng với kiểu đi này, cô sẽ không già cho đến chết”.
Thật khó để giới thiệu cho bạn đọc về cả 23 nước Phương Mai đã đi qua bởi ở mỗi nước là một câu chuyện và trải nghiệm riêng đầy thú vị mà một bài review khó có thể nói hết được. Nhưng là một độc giả yêu thích cuốn sách này, có một điều tôi tin chắc rằng, giống như tôi, bạn sẽ muốn bỏ hết mọi vướng bận của cuộc sống để làm một con lừa, lên đường với trái tim trần trụi.