X

Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Top 10 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống: học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 10 bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống: học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống: học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện

Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống: học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện

Mở bài:

 Giới thiệu phong trào xây dựng "trường học thân thiện học sinh tích cực".

Thân bài:

*Thế nào là trường học thân thiện?

-Trường học là nơi mà học sinh tìm được niềm vui, tìm được sự tin tưởng, tìm được tình bạn trong sáng tình thầy trò cảm động.

-Là nơi học sinh được ươm mầm, được chăm sóc và thực hiện những nguyện vọng, những hoài bão cháy bỏng của mình.

-Thuyết phục bạn mình cùng góp phần xây dựng"trường học..."

*Thế nào là học sinh tích cực?

-Chăm chỉ học tập tích cực rèn luyện, chủ động tự giác tham gia các phong trào, các hoạt động,...

-Luôn quan tâm thông cảm chia sẽ giúp đõ tương trợ lẫn nhau.

-Có niềm tin yêu vào tri thức phát huy khả năng sáng tạo.

-Trân trọng và xây dựng tình cảm tốt đẹp với thầy cô giáo và bạn bè.

-Hãy tin tưởng vào chính bản thân mình,góp phần xây dựng ngôi trường trong sạch lành mạnh.

Kết bài: 

Tổng kết lại vấn đề.

Phương pháp phần đấu.

Bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống: học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện - mẫu 1

Thầy cô, mái trường, bạn bè và nhưũng kỉ niệm trong 2 năm qua, nó tồn tại và được cất giữ trong tim, nhẹ nhàng và đem nó ra ngồi nhìn lại, thực sự là những điều đpẹ đẽ.
Một thời em nhớ về thầy cô, một thời em nhớ về mái trường và nơi ấy, em biết rằng cũng có những người bạn mà em yêu quý nhất.
Mọi kỉ niệm đều là dĩ vãng, nhưng dĩ vãng đó sẽ luôn đọng lại trong lòng em như chính ngày hôm qua em đã làm được 1 điều gì đó cho cuộc sống này.
Mái trường nơi đó, ngày đầu tiên em bước chân vào, đứng trước cánh cổng xanh một màu xanh mát mẻ, ươm một màu nắng nhẹ của buổi sớm mai em đến. Cái cảm giác bỡ ngỡ, em cứ tưởng mình sẽ ko có, bởi nó đã đến khi em bước chân vào lớp 1, còn bây giờ là lớp 6, đã 5 năm rồi, nghĩ rằng nó sẽ chẳng đến nữa đâu, nhưng vẫn là cảm giác ấy, sự bỡ ngỡ như những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, cũng bửoi cái mới, cái lạ. Rồi khi đã quen dần, bước vào cánh cổng ấy, sự bữo ngỡ ngày nào đó mãi là kỉ niệm đẹp. Rồi lớp 7, nhìn trường bằng ánh mắt thân thương quen thuộc, 2 năm nó ko phải là thời gian dài gắn bó, 2 năm ko phải là quá dài nếu như đem so sánh với những anh chị lớp 8, lớp 9, nhưng nó đủ để em cảm nhận được sự thân thương từ ngôi trường này đây, cảm nhận được sự yêu mếm của thầy cô, bạn bè, và cũng đủ để tìm kiếm được mọi ngóc ngách trong trường 1 cách dễ dàng.
Khi đi xa ta nhớ, khi ở gần ta thương, những con người ngày đêm tận tụy, em quên sao được nụ cừoi của cô khi đứng trên bục giảng, em quên sao được ánh mắt của thầy khi chỉ dạy từng đứa cách làm bài. Cái lớp 7, nó chưa đủ để biến yêu thương thành hành động, nhưng đó là thời gian yêu thương được cất giấu và nung nấu.
Rồi ve gọi hè, rồi phượng nở, rồi mùa chia tay,... nó đến khẽ khàng, nhẹ nhàng như tuổi già đến với con người. Đem đến bao nhiêu kỉ niệm và cũng đem đến bao sự nuối tiếc về những ngày cùng tung tăng với bạn đến trường, những giờ cùng bạn ôn bài, những giờ chơi vui vẻ huyên náo, những lầm em và bạn giận nhau,.... Hai năm, cũng đã đủ để viết nó vào trang kỉ niệm.
Kỉ niệm đẹp - thầy cô, bạn bè, mái trường - nơi em đuợc sinh ra lần thứ hai.

Bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống: học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện - mẫu 2

“Trường học là ngôi nhà thứ hai của học sinh”. Vì vậy, việc xây dựng môi trường học đường thân thiện và việc vô cùng quan trọng và thiết yếu.

Trường học là nơi để học sinh được học tập kiến thức, kĩ năng và được làm quen với bạn bè cùng trang lứa. Đây được xem là mái nhà thứ hai, vì ngoài việc các bạn học sinh dành hơn một nửa trong ngày để sinh hoạt tại trường. Thì đây còn là nơi các bạn ấy được gắn bó với những người bạn, người thầy bằng những tình cảm trong sáng nhất.

Tuy nhiên, hiện nay, theo sự phát triển của cuộc sống và mạng xã hội, môi trường học đường đã có những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Đó là hiện tượng bạo lực học đường, hay các bạn học sinh trang điểm, ăn mặc chưa phù hợp lứa tuổi, hút thuốc khi đến trường… Cùng với đó, là việc học sinh chểnh mảng trong học tập, dành nhiều thời gian cho mạng xã hội như tiktok, facebook, youtube… Kéo theo đó, là những câu chuyện và hoạt động trong giờ giải lao, các mối quan hệ bạn bè cũng dần trở nên thiếu phù hợp. Tất cả những hiện tượng đó khiến cho trường học dần trở nên “kém thân thiện” trong mắt nhiều học sinh và phụ huynh.

Do đó, để xây dựng một trường học thân thiện, thì chúng ta phải có sự thay đổi từ chính các bạn học sinh. Vì các bạn là nhân tố chính yếu của một ngôi trường. Quan trọng hơn, là chính các bạn phải tự nhận thức được tầm quan trọng của bản thân mình. Chỉ khi các bạn dám nghĩ, dám làm, thực hiện đúng cương vị của một người học sinh, thì khi đó trường học mới phát huy hết được giá trị của mình. Theo đó, các bạn cần kiểm soát hành vi, lời nói của mình khi ở trường. Ngoài ra, cần hiểu được mục tiêu hàng đầu của người học sinh khi đến lớp, để chăm chỉ học tập, rèn luyện. Cùng với đó, chúng ta nên sống chan hòa với bè bạn, không nên chia bè nhóm, bắt nạt bạn học, bởi đó là hành vi vô cùng xấu xa. Song song với đó, các bạn học sinh cũng nên đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ nhau cùng học tập, tiến bộ. Khi đó, trường học sẽ thực sự là ngôi nhà thứ hai của tất cả mọi người.

Mỗi học sinh là một nhân tố, một mắt xích quan trọng trong việc xây dựng trường học thân thiện. Vai trò của các bạn là không thể nào thiếu được. Tuy nhiên, cùng với đó, chúng ta còn cần sự phối hợp của thầy cô trong nhà trường - những người có vai trò như người cha, người mẹ thứ hai của học sinh. Bởi vì đặc thù lứa tuổi còn nhỏ, chưa đủ chín chắn, nên việc phạm phải những lỗi lầm hay có suy nghĩ lệch lạc là khó tránh khỏi. Khi đó, những người giáo viên cần xuất hiện để tư vấn, giải quyết những khúc mắc cho học sinh. Để các em yên tâm học tập, rèn luyện. Có thể nói rằng, cả giáo viên và học sinh đều có vai trò quan trọng và gắn bó mật thiết với nhau trong việc xây dựng trường học thân thiện.

Bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống: học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện - mẫu 3

Một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “ngôi nhà thứ hai” của mình. Từ đó, các hoạt động trong trường học đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh tích cực sẽ góp phần tạo nên môi trường học thân thiện – học sinh tích cực.

Vậy làm thế nào để xây dựng trường học thân thiện hiệu quả? Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng đó? Việc tạo nên một môi trường giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh học tập, đảm bảo quyền được đi học, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện là cơ hội huy động các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường thân thiện, vui vẻ.

Trong môi trường trường học thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.

Qua đó, các em học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng.

Bên cạnh đó, để góp phần vào việc xây dựng trường học, học sinh cũng cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Cần xây dựng, nâng cao và khuyến khích dần thói quen tự học, tìm tòi, đề xuất và giải quyết vấn đè nhằm đạt kết quả học tập cao nhất. Ngoài ra, học sinh cần có tinh thần trách nhiệm,tham gia vào việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan nhà trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao và tích cực cho các hoạt động tập thể.

Như vậy, song song với việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tham gia và ủng hộ sẽ tạo nên sự thành công trong việc hình thành và phát triển môi trường giáo dục, đây cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

Bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống: học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện - mẫu 4

“Trường học thân thiện” là trường học hội đủ các yếu tố: cảnh quan môi trường, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhà giáo, đối tượng học tập là học sinh, sinh viên.

Để có một trường học thân thiện thì trường học cần có một cảnh quan môi trường sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi, cách xa khu vực đông dân cư, các đường phố lớn.

Điều kiện cơ sở vật chất cần khang trang kiên cố, có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, nhà vệ sinh, khu vui chơi giải trí.

Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay thì một trường học thân thiện chỉ ít phải đảm bảo các yếu tố (trọng tâm):

Đội ngũ nhà giáo cần hiểu biết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh thân yêu không phân biệt đối xử, không miệt thị, nhục mạ hoặc dùng bạo lực với học sinh.

Nhà trường cần quan tâm tổ chức nhiều sân chơi, nhiều hoạt động bề nổi để chẳng những tạo không khí học tập sôi nổi, mà còn qua đó rèn luyện tri thức, đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.

Nhà trường không nên ép học sinh học nhiều, học quá tải. vì tri thức không chỉ có trong sách vở mà còn nằm ngay trong cuộc sống quanh ta. Chính cách dạy vừa học vừa chơi của người thầy sẽ giúp các em ngộ ra nhiều điều thú vị. Từ đó khoảng cách giữa thầy và trò gần gũi, thân thiết hơn.

 

Nhà trường phải biết huy động sự tham gia nhiệt tình từ đông đảo cha mẹ học sinh, cũng như các cơ quan đoàn thể ngoài nhà trường vào công tác giáo dục. Bởi sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của mọi người, mọi ngành, mọi nhà.

Đối với học sinh trong nhà trường cần có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động; tránh mọi va chạm dẫn đến bạo lực trong học đường. Đây là vấn đề đang nhức nhối trong học đường hiện nay.

Tất cả học sinh phải thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, lành mạnh; phải có ý thức thực hiện tốt mọi quy định của nhà trường, của Nhà nước đặt ra một cách tự giác; trường hợp gặp phải những va vấp cần tự giác điều chỉnh hành vi.

Giáo dục là một quá trình. Muốn xây dựng một trường học theo đúng nghĩa là nhân văn “thân thiện” cũng cần có một quy trình đầy chủ động và sáng tạo của người quản lí và đối tượng được quản lí: tuyển chọn - đào tạo - thành quả.

 

Những giải pháp trên có thể là “hoang tưởng” khi mà hiện nay, áp lực học của học sinh và áp lực giảng dạy của giáo viên, cán bộ quán lí còn nặng nề. Nhưng tôi tin rằng bằng mọi cố gắng, trong tương lai không xa chúng ta sẽ có những ngôi trường thực sự “thân thiện”.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 8 hay khác: