Top 10 cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 20 đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (mẫu 1)
- Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (mẫu 2)
- Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (mẫu 3)
- Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (mẫu 4)
- Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (mẫu 5)
- Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (mẫu 6)
Top 10 cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 1
Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.
Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 2
Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Đặc biệt, người đọc đã ấn tượng rất sâu sắc với sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta của vua Quang Trung qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Tóm lại vua Quang Trung là một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 3
Trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” hồi thứ 14, hình tượng Nguyễn Huệ nổi lên sáng ngời phẩm chất của một người anh hùng. Điều đó được thể hiện rõ trong việc xét đoán, dùng người, biết phân tích tình hình thời cuộc và tương quan ta-địch. Qua lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An, ông đã đánh thức, khơi dậy ý thức độc lập cũng như tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần quật khởi để kích thích mọi người. Khi mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà Quang Trung tuyên bố như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi thắng một nước lớn gấp mười lần nước mình. Điều đó đã thể hiện ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng của một vị vua sáng suốt, một người anh hùng không chỉ chiến đấu trên danh nghĩa, chỉ huy một chiến dịch thực sự. Khí thế của nghĩa quân Tây Sơn khiến kẻ thù khiếp vía thốt nên rằng “tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới đất lên”. Nổi bật trong trận đánh là hình ảnh Quang Trung “cưỡi voi đốc thúc, mặc áo bào đỏ, mặt sạm đen khói súng.” Thật oai phong, lẫm liệt biết nhường nào! Quang Trung - Nguyễn Huệ thật sự là một người anh hùng trí dũng song toàn, sáng ngời hào khí dân tộc.
Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 4
Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội. Đây là đồn quan trọng nhất của địch với hàng vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn luỹ được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dày đặc. Vua Quang Trung thấy thế, truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt đao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất". Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh liền dùng ống phun khói lửa, toả khói mù trời, cách gang tấc không thấy gì hòng làm quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát sau đó, trời chuyến gió, kẻ địch thành ra tự đốt mình. Vua Quang Trung liền gấp rút sai dội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Trước đó nhà vua Tây Sơn đã sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ dóng trống để làm nghi binh ớ phía đông. Đến lúc đó, quân Thanh lại càng sợ tìm lối tắt đế trốn. Chợt lại thấy voi từ Đại Áng tới, quân Thanh đều hết hồn hết vía, vội trốn xuống Đầm Mực, làng Quỳnh Đô. Quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết hàng vạn người.
Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 5
Trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh, tôi ấn tượng với chi tiết miêu tả cuộc chạy trốn của vua tôi Lê Chiếu Thống. Khi nghe tin quân Thanh đại bại, vua Lê Chiêu Thống cùng bầy tôi đã tìm cách chạy trốn - đây là hành động thông thường của một kẻ bán nước. Tác giả miêu tả: “Vua Lê ở trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài. Cả bọn chạy đến bến sông thì thấy cầu phao đã đứt, thuyền bè cũng không, bèn gấp rút chạy đến Nghi Tàm, thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá, vội cướp lấy rồi chèo sang bờ bắc”. Đường đường là vua của một đất nước, nhưng giờ đây, vua Lê lại phải chạy trốn, thậm chí còn phải cướp thuyền của ngư dân để chạy trốn, dường như đã mất hết tôn nghiêm, quyền lực. Tình cảnh của vua Lê càng lúc càng thảm hại: “vua Lê và những người tuỳ tòng luôn mấy ngày không ăn, ai nấy đều đã mệt lử”, sau phải nương nhờ một người thổ hào, cúi mình xin giúp đỡ. Ở đoạn này, t ác giả đã miêu tả khá dài với âm hưởng âm hưởng chậm rãi, nhẹ nhàng hơn nhằm thể hiện sự chua xót, ngậm ngùi. Qua đó, tác giả muốn thể hiện tấm lòng tôn kính với một vương triều mình từng phụng thờ.
Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh - mẫu 6
Khi đọc Quang Trung đại phá quân Thanh, tôi cảm thấy ấn tượng với chi tiết vua Quang Trung nhận định về tình hình địch và ta qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Nhà vua đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” để cho thấy việc sang xâm lược của kẻ thù là sai trái: “người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Tội ác của kẻ thù cũng được chỉ rõ: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Những tấm gương được đưa ra để khích lệ tinh thần binh sĩ như Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành. Ông còn đánh vào ý thức của mỗi binh sĩ: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Điều này cho thấy sự nghiêm khắc nhưng cũng rất thấu hiểu của vị vua này. Qua đây, chúng ta có thể thấy vua Quang Trung có hành động mạnh mẽ, quyết liệt và thấu hiểu lòng người.