X

Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Top 10 Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 20 đoạn văn Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 1

Hồ Chủ tịch đã gạch bỏ ba chữ hút thuốc phiện bằng mực đỏ. Nhận được hồi âm của tác giả, các học giả lại hoang mang. Thế là bí mật của câu thơ vẫn còn nguyên. Theo tôi, không nên hiểu câu thơ này theo lôgic mà phải hiểu theo nghĩa phi lôgic (hình thức). Cứ hiểu là tên huyện trưởng này làm việc công (dịch là công việc cũng không suy suyển với nguyên tác là mấy). Thì hắn đang làm việc công đấy thôi. Hắn làm huyện trưởng Lai Tân mà hai tên quan tai to mặt lớn trưởng và cảnh trưởng làm bậy sờ sờ trước mũi hắn, hắn không thấy. Loạn đến thế là cùng, thối nát đến thế là cùng. Vậy mà dưới đèn chong, dưới mắt hắn: Lai Tân y cựu thái bình thiên. (Trời đất Lai Tân vẫn thái bình) Bọn quan chức dưới quyền của tên huyện trưởng làm giặc trước công đường, chứ chưa nói đến bọn nha lại dưới xã thôn, vậy mà hắn vẫn tự hào về cái huyện Lai Tân hắn cai trị là mọi sự đều tốt đẹp, thái bình. Nụ cười châm biếm của Hồ Chí Minh thật sâu cay! Hãy nghe thêm lời bình của nhà thơ Hoàng Trung Thông về tên huyện trưởng này: “Ở đâu đánh giặc thì cứ đánh, còn cái trời đất Lai Tân này thì vẫn thái bình như muôn thuở. Một chữ thái bình mà tả lại bao nhiêu việc làm trên vốn là chuyện muôn thuở của xã hội Trung Quốc còn giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự thái bình dối trá nhưng thực sự là đại loạn bên trong”. 

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 2

Chỉ cần lướt qua ba câu thơ đầu của “Lai Tân”, người đọc đã có thể thấy đó như một thước phim mà tác giả đang cố tái hiện lại một cách chân thực. Thước phim này chiếu lại một bộ máy cai trị ở Lai Tân gồm “ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng” với những việc làm xem ra là bình thường trong cái xã hội bấy giờ. Bình thường đến mức tầm thường! Thực tế là vậy. Một điều minh nhiên rằng cái xã hội đó sẽ không “thái bình”. Nhưng đến câu cuối bài thơ, với tất cả những sự việc như thế mà tác giả lại kết luận rằng:

“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Dường như là dửng dưng và vô cùng nghịch lý. Tuy là thế nhưng tác giả đã đả kích một cách nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía. Nhãn tự “thái bình” đồng thời vừa vạch ra một nghịch lý, vừa vẽ ra một hợp lý mang “phong cách” Tưởng Giới Thạch. Phải chăng “thái bình” là do được sự đồng lòng nhất quán từ “cảnh trưởng”, “ban trưởng” đến “huyện trưởng”. Tất cả đều như nhau, cũng thối nát, mục rữa. Lại thêm với nhãn tự “thái bình”, tác giả dường như đang khẳng định rằng tình trạng của chế độ thống trị xã hội Trung Quốc bấy giờ vẫn xảy ra bình thường, không có gì phải lạ cả, thậm chí điều đó gần như là bản chất của guồng máy cai trị ở đây. Chỉ cần như thế thôi, tác giả đã mỉa mai châm biếm cái xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch đó một cách sâu sắc đến vậy. Sâu sắc là bởi thi nhân đã nhìn thấy vào trong cái sự thật đã được che đậy bằng bề mặt giả tạo của bộ máy cai trị này.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 3

“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Câu trả lời bất ngờ đến mức khiến người đọc ngã ngửa người. Thì ra là thế! Lời bình giá đã đi ngược lại với tất cả những mục ruỗng, thối nát của chính quyền Tưởng Giới Thạch được phơi bày ở trên. Từ lời bình giá đó đã vút lên một lời đã kích mạnh mẽ. Tác giả “Lai Tân” đã kết luận đầy châm biếm, mỉa mai sắc sảo và rất hùng hồn về cái xã hội ấy. Thủ pháp nói ngược của Bác đã làm bật ra tiếng cười trào phúng. "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". Đúng vậy! Nhưng chỉ một chữ “vẫn” cũng đủ “điếng người’. Một cái bĩu môi dài, một cái cười khẩy, một giọng nói kéo dài bắc đầu từ chữ “vẫn” ấy.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 4

Bài thơ Lai Tân có tính chất trào phúng, tố cáo hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Điều đó được thể hiện qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Trước đó, tác giả đã khắc họa hình ảnh ba nhân vật gồm ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng. Họ đều là những người đại diện cho bộ máy chính quyền của đất nước. Nhưng lại hiện lên với những hành động như người thì đánh bạc, người thì nhăm nhe hút máu tù nhân, người thì “chong đèn” thâu đêm để chìm đắm trong thuốc phiện. Những bậc phụ mẫu không chăm lo công việc của đất nước, mà lại vướng vào những thú vui tiêu khiển, bóc lột nhân dân. Trước tình cảnh đó, ở cuối bài thơ, tác giả lại nhận xét rằng: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Câu nhận xét nhẹ nhàng nhưng đầy mỉa mai, góp phần tố cáo hiện thức xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 5

Câu thơ cuối cùng của bài thơ Lai Tân đã thể hiện chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Thối nát như vậy thì “thái bình” sao nổi, đang loạn đấy chứ. “Y cựu” đối với “Lai Tân”. Lai Tân mà văn như xưa. Nghĩa là cái thối nát thành nề nên không đổi. Tiếng cười mỉa mai chua chát toát ra tư cách nói ngược và nghệ thuật chơi chữ ấy. Tiêu cực thi có nhưng cuộc sống vẫn yên ổn, đất nước thì “vẫn thái bình, thịnh trị”. Lời ngụy biện mị dân ấy thật là tội lỗi quá lớn. Cái vỏ bề ngoài bình yên nhưng bên trong rường cột bị đục khoét rỗng cả rồi. Cái trời đất Lai Tân này sắp sụp đổ.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 6

Bài thơ Lai Tân được Hồ Chí Minh sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng của Trung Quốc ở Quảng Tây. Tại đây, Người đã được chứng kiến bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc. Ba nhân vật xuất hiện trong bài thơ là ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng. Những tưởng những bậc quan phụ mẫu của dân phải chăm lo công việc quốc gia. Nhưng không, ban trưởng nhà giam thì ngày ngày đánh bạc, cảnh trường thì tìm cách bóc lột các tù nhân, còn huyện trưởng thì chìm đắm trong thuốc phiện. Đó là những hành vi sai trái, cho thấy một bộ mặt xã hội vô cùng thối nát, xấu xa. Trước tình cảnh đó, ở cuối bài thơ, tác giả lại nhận xét rằng: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Lời nhận xét thật nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy châm biếm, mỉa mai. Cái xã hội như vậy mà sao nhìn bên ngoài lại thật thái bình. Thế mới thấy rằng, bài thơ mang tính trào phúng, gợi ra tiếng cười mỉa mai, chua chát.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 7

“Lai Tân" là một bài thơ nhằm tố cáo cái hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội Trung Quốc thời ấy. Bài thơ cũng là tiếng cười châm biếm của nhà thơ về những “con người" trong đám chức sắc ở Lai Tân mà nhà thơ nhìn thấy. Câu thơ toát lên một nụ cười châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nhà thơ như hỏi một cách bâng quơ: Lai Tân với hệ thống quan lại và chính quyền như vậy, thế mà vẫn thái bình như xưa". Cách mỉa mai, châm biếm của tác giả “'Ngục trung nhật kí” là thế! Tính “hướng nội" của “Nhật kí trong tù” được thể hiện rất rõ về mặt đặc điểm thể loại, nó vừa là nhật kí lại vừa là thơ, chủ yếu là thơ trữ tình, tác giả viết cho mình, để mà suy ngẫm, để mà chiêm nghiệm, "Vừa ngẫm vừa đợi đến ngày tự do". Vì thế, bài thơ “Lai Tân" tuy có nêu ra ba chân dung về Ban trưởng, Cảnh trưởng, Huyện trưởng tiêu biểu cho cái xấu xa, đồi bại của bọn quan lại chính quyền Tưởng Giới Thạch thuở ấy.

Xem thêm các bài Soạn văn 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: