Tóm tắt bài Hịch tướng sĩ ngắn nhất


Tóm tắt bài Hịch tướng sĩ

Với các mẫu Tóm tắt bài Hịch tướng sĩ hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 8 hơn.

Tóm tắt bài Hịch tướng sĩ - Ngữ văn lớp 8

A/ Nội dung bài Hịch tướng sĩ

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn ra đời nhằm mục đích cổ vũ tinh thần quân dân cùng nhau đứng lên chống giặc Mông – Nguyên xâm lược.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Hịch tướng sĩ

Tóm tắt bài Hịch tướng sĩ - mẫu 1

Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự trọng và ý chí chống giặc ngoại xâm của các tướng sĩ. Mở đầu bài hịch, Trần Quốc Tuấn nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách. Tiếp theo Ngài tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù để khơi dậy lòng căm thù giặc của tướng sĩ. Ngài còn nói lên mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ đồng thời Ngài phân tích phải trái, đúng sai, định hướng hàng ngũ quân sĩ và khẳng định những hành động nên làm.

Tóm tắt bài Hịch tướng sĩ - mẫu 2

Trước sự chủ quan, không lo tập luyện của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn dẫn ra những dẫn chứng về sự trung thành của các vị tướng thời trước với chủ tướng của mình, đồng thời nêu lên tội ác của quân giặc để khích lệ tướng sĩ phải luyện tập để bảo vệ đất nước. Trần Quốc Tuấn cũng phân tích được những việc làm sai trái của các tướng sĩ, sau đó đưa ra định hướng cho các tướng sĩ đó là phải chăm chỉ học tập theo cuốn Binh thư yếu lược để bảo vệ đất nước.

Tóm tắt bài Hịch tướng sĩ - mẫu 3

Trước tình hình địch mạnh, ta yếu, Trần Quốc Tuấn đã có bài hịch động viên tướng sĩ. Ông đưa ra những tấm gương lịch sử về lòng yêu nước, trung nghĩa từ xa xưa, hay đời Tống Nguyên mới đây. Vị chủ soái vạch rõ tội ác của giặc và bày tỏ nỗi căm phẫn khi chưa tiêu diệt được kẻ thù. Ngài còn nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, đồng thời phê phán những hành động sai của tướng sĩ, khẳng định những hành động đúng nên làm.

Tóm tắt bài Hịch tướng sĩ - mẫu 4

Tác phẩm vừa là bài hịch, vừa là bài tựa cuốn Binh thư yếu lược do Trần Quôc Tuấn soạn thảo để huấn luyện tướng sĩ trước khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ II. Tố cáo tội ác của giặc, bằng những lời lẽ đau xót ẩn dụ, nhưng cụ thể, xem chúng như loài cầm thú, cú diều, dê chó, hổ đói. Lên án thói khinh mạn, hống hách băng những từ ngữ giàu hình ảnh: “đi lại nghênh ngang”, “uốn lưỡi cú diều", “sỉ nhục triều đình” Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhân thức được hiểm hoạ của đất nước, nguyên nhân và nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn liêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc.

Tóm tắt bài Hịch tướng sĩ - mẫu 5

Hịch tướng sĩ đã nêu gương trung thần trong sử sách Trung Hoa để soi chiếu tướng sĩ, vạch trần tội ác của quân thù, nỗi nhục của kẻ mất nước từ đó kêu gọi lòng căm thù giặc sâu sắc mãnh liệt. Trần Quốc Tuấn khích lệ ý chí lập công danh, vì đất nước vì gia đình, gắn quyền lợi đất nước với quyền lợi cá nhân. Đồng thời, tác giả kêu gọi ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng của tướng sĩ trước hiểm họa nước mất nhà tan.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

- Hoàn cảnh sáng tác: Viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): thế giặc mạnh muốn đánh bại phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, Trần Quốc Tuấn đã thảo bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc. Bản gốc chữ Hán có tên Dự chư tỷ tướng hịch văn.

- Giá trị nội dung: Bài Hịch phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng.

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc.

+ Lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao.

+ Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm.

+ Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu.

Xem thêm các bài tóm tắt ngữ văn lớp 8 chọn lọc, hay khác: