Soạn bài Đi đường ngắn nhất
Soạn bài Đi đường
Câu 1 (trang 40 sgk Văn 8 Tập 2): Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ các câu thơ.
⇒ Nguyên tác viết theo thể tứ tuyệt, bản dịch thơ lại viết theo kiểu lục bát, đặc điểm nhạc tính của thể thơ lục bát đã làm giảm đi cái giọng điệu cứng cỏi của nguyên tác.
Câu 2 (trang 40 sgk Văn 8 Tập 2): Bài thơ thể hiện rõ kết cấu của thể thơ tứ tuyệt
- Câu 1 (khai): mở ra ý thơ, nói đến sự gian lao của người đi đường.
- Câu 2 (thừa): mở rộng, triển khai ý đã được nêu ở câu đầu: khó khăn của người đi đường được cụ thể hóa bằng những núi non hiểm trở trên hành trình mà người đi phải vượt qua.
- Câu 3 (chuyển): chuyển ý: khi đã vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót
- Câu 4 (hợp): thâu tóm lại ý tứ của toàn bài: muôn dặm nước non thu vào trong tầm mắt.
Câu 3 (trang 40 sgk Văn 8 Tập 2): Hiệu quá nghệ thuật của việc sử dụng điệp ngữ:
- Hệ thống điệp ngữ ở nguyên tác có tác dụng rõ rệt trong việc tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ.
Các chữ "tẩu lộ-tẩu lộ", "trùng san-trùng san-trùng san" gợi ra cái trùng điệp gian nan của dặm đường dài. Bản dịch làm mất đi điệp ngữ ở mở đầu.
- Chữ "trùng san" trong nguyên tác có nghĩa là "lớp núi", bản dịch thơ dịch là "núi cao" là chưa sát.
Câu 4 (trang 40 sgk Văn 8 Tập 2): Câu thơ thứ hai và câu thơ thứ tư thể hiện được nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu này ngoài nghĩa miêu tả còn có ý khác nữa, đó là khuyên con người ta: con đường cách mạng dù có gian lao bao nhiêu nhưng nếu hết sức cố gắng để vượt qua sẽ thu được kết quả vô cùng to lớn.
- Câu thứ 2: Nỗi gian nan của người đi đường được thể hiện bằng hình ảnh chặng đường phải vượt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Chữ "trùng san" được điệp lại hai lần nhấn mạnh sự gian khổ, cực nhọc của người đi đường.
- Câu thơ thứ tư: Hình ảnh người đi đường sau muôn vàn gian khó đã tới được đỉnh cao. Từ trên đỉnh cáo ấy người ta có thể quan sát được mọi thứ, kể cả những chặng đường, những khó khăn thử thách mình đã vượt qua, như một phần thưởng xứng đáng.
Câu 5 (trang 40 sgk Văn 8 Tập 2): Bài thơ này không đơn giản chỉ là tả cảnh, kể chuyện mà qua việc mượn chuyện đi đường vượt qua gian khó đến đỉnh núi cao, Bác Hồ muốn nhắn nhủ chúng ta về đường đời, con đường Cách mạng gian lao nhưng ắt sẽ đến đích vinh quang.