Chiếc lá cuối cùng - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Chiếc lá cuối cùng - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Chiếc lá cuối cùng

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả - tác phẩm Chiếc lá cuối cùng trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

* Tóm tắt văn bản:

Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, trẻ tuổi, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩa điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn- xi đã từ cõi chết trở về. Vài ngày sau, khi Giôn-xi đã khoẻ, Xiu cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ-men.

B. Tìm hiểu tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

1. Tác giả

- O. Hen-ri (1862-1910) là nhà văn hiện thực nước Mĩ chuyên viết truyện ngắn

- Truyện của ông thường nhẹ nhàng, mang tính nhân đạo sâu sắc

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

- Văn bản là phần cuối của truyện “Chiếc lá cuối cùng”

b, Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → kiểu Hà Lan: Giôn-xi đợi cái chết

- Phần 2: Tiếp theo → vịnh Na- plơ: Giôn-xi vượt qua cái chết

- Phần 3: Còn lại: Bí mật của chiếc lá cuối cùng

c, Thể loại: Truyện ngắn.

d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

e, Giá trị nội dung:

- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người nhất là của những con người nghèo khổ.

- Khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người.

- Ý nghĩa: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.

f, Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật

- Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo.

- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.

C. Sơ đồ tư duy Chiếc lá cuối cùng

Chiếc lá cuối cùng

D. Đọc hiểu văn bản Chiếc lá cuối cùng

1. Nhân vật Giôn-xi

a, Hoàn cảnh sống:

- nữ hoạ sĩ trẻ, nghèo

- bị bệnh sưng phổi nặng

b, Diễn biến tâm trạng:

- Khi nhìn lá thường xuân

+ Dáng vẻ: Cặp mắt mở to, thẫn thờ

+ Giọng nói: thều thào, đếm từng chiếc lá rụng

+ Ý nghĩ: chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ lìa đời

→ Tâm trạng: chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi, thờ ơ với sự sống của chính bản thân mình.

- Khi nhìn chiếc lá cuối cùng

+ Ngạc nhiên nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, tự thấy muốn chết là một tội.

+ Đòi ăn uống, soi gương

+ Muốn vẽ vịnh Na – plơ.

→ Nhu cầu sống đã hồi sinh, nghị lực, niềm tin giúp cô chiến thắng bệnh tật, vượt qua được cái chết.

Nghị lực và tình yêu cuộc sống sẽ giúp con người chiến thắng được bệnh tật, mọi khó khăn trong cuộc sống.

2. Nhân vật Xiu

a. Tâm trạng:

- Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân còn bám lại trên tường.

- Lo sợ mất Giôn - xi.

b. Hành động:

- Nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ.

- An ủi, động viên chăm sóc Giôn xi tận tình.

→ Xiu là hiện thân của tình yêu thương, đức hi sinh, nhân hậu, tình bạn đẹp, gắn bó, thủy chung.

Tình yêu thương của Xiu làm đẹp thêm bức tranh tình người bao la kì diệu của câu chuyện.

3. Cụ Bơ men và kiệt tác cuối cùng

a. Cuộc đời:

- Là một họa sĩ già, nghèo sống cùng khu nhà với Xiu và Giôn-xi

- Kiếm sống bằng nghề ngồi làm mẫu vẽ.

- Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.

b. Cụ Bơ - men vẽ chiếc lá:

- Hoàn cảnh: đêm mưa gió dữ dội

- Hành động: vẽ chiếc lá âm thầm bí mật

- Mục đích: cứu sống Giôn – xi

- Cụ đã chết vì bệnh sưng phổi.

- NT: Thủ pháp giấu kín sự việc → tạo sự bất ngờ cho Giôn - xi và gây hứng thú, bất ngờ cho người đọc.

- Đảo ng­ược tình huống lần thứ hai.

→ Cụ là người nhân hậu, có tình thư­ơng yêu bao la và sự hi sinh cao cả.

→ Biểu tượng cho lòng nhân ái, cho vẻ đẹp của những người làm nghệ thuật chân chính.

c. Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác:

- Sinh động, giống nh­ư thật.

- Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con ngư­ời.

- Đư­ợc vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu, bằng trái tim yêu thương và sự hi sinh cao cả.

→ Sức mạnh của nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người, vì sự sống con người

Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 hay, chọn lọc khác: