Top 15 tóm tắt Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương (hay, ngắn nhất) - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9.
Tóm tắt Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương - Ngữ văn lớp 9 Cánh diều
Tóm tắt Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 1
Văn bản bàn luận về vấn đề hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Vũ Thị Thiết gả cho Trương Sinh chưa được bao lâu thì phải tiễn chồng đi lính. Ở nhà, nàng một mình sinh con, lo ma chay cho mẹ chồng. Sau ba năm, Trương Sinh về, chàng hiểu lầm vợ ngoại tình liền đánh đuổi nàng đi, vì oan ức, nàng trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Sau khi nàng chết, Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn. Vũ Nương trẫm mình được Linh Phi cưu mang, làm tiên nữ dưới thủy cung, một ngày gặp được Phan Lang- người cùng quê liền đưa tín vật và nhờ gửi lời nhắn đến chồng. Trương Sinh nhận được lời nhắn, lập đàn trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về một thoáng rồi biến mất mãi mãi.
Tóm tắt Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 2
Văn bản bàn luận về vấn đề hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Người viết đã bác bỏ những ý kiến để làm sáng tỏ nhận định được nêu ra: sự tan nát hạnh phúc là do chế độ nam nữ bất bình đẳng và nhân vật Vũ Nương tan nát hạnh phúc vì chiến tranh.
Tóm tắt Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 3
Văn bản Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương làm sáng tỏ nhận định về sự hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua nhân vật Vũ Nương. Trong đó, chi tiết cái bóng đã góp phần làm sáng tỏ, tượng trưng cho sự chung thủy mà Vũ Nương dành cho Trương Sinh cũng chính là cái bóng đã làm cho hạnh phúc của Vũ Nương tan vỡ. Đồng thời, ta thấy được nguyên nhân Vũ Nương đau khổ không nằm ở việc Trương Sinh đi lính nhưng cũng không phải do chế độ nam nữ bất bình đẳng mà do chính lời nói hồn nhiên, ngây thơ của đứa con, là cái tính đa nghi, hay ghen của Trương Sinh.