Mùa xuân chín - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Mùa xuân chín Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Mùa xuân chín.
Tác giả - Tác phẩm: Mùa xuân chín - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
I. Tác giả văn bản Mùa xuân chín
- Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, là nhà thơ có những đóng góp mới mẻ cho phong trào Thơ mới (1932 – 1945).
- Chế Lan Viên từng nhận xét về vai trò khó thay thế của ông trong phong trào Thơ mới: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói loà, rực rỡ của mình.
- Các tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử gồm: Gái quê (thơ, 1936); Đau thương (Thơ Điên, thơ, 1938); Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ, 1939); Quần tiên hội (kịch thơ, 1940); Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi, 1940).
II. Tìm hiểu văn bản Mùa xuân chín
1. Thể loại
- Tác phẩm Mùa xuân chín thuộc thể loại: thơ thất ngôn
2. Xuất xứ
- In trong Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941, Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 1988.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm
4. Bố cục đoạn trích
- Khổ 1: Khung cảnh mùa xuân
- Khổ 2,3: Tình xuân
- Khổ 4: Tâm trạng nhân vật khách
5. Giá trị nội dung
- Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.
6. Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp khéo léo các biện pháp tu từ đặc sắc.
- Ngôn ngữ thơ da diết, giàu sức sống, rộn ràng.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Mùa xuân chín
1. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình
- Mạch cảm xúc bài thơ đi từ bức tranh ngoại cảnh đến bức tranh tâm cảnh, từ cảnh xuân đến tình xuân.
- Nhan đề “mùa xuân chín” bao gồm “mùa xuân” là danh từ kết hợp với “chín” là tính từ. Qua đó, tác giả gợi ra cảnh sắc mùa xuân đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất, tràn đầy sức sống nhất. Trạng thái đó đồng nghĩa với việc mùa xuân tươi đẹp đang trôi qua, cái đẹp không thể tồn tại vĩnh hằng, để lại trong nhà thơ nỗi nuối tiếc khôn nguôi.
2. Cảnh xuân
- Nhà thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ, tươi đẹp, tràn đầy sức sống
+ Dấu hiệu báo xuân sang: nắng ửng, khói mơ, mái nhà tranh, tà áo biếc, giàn thiên lý
+ Những kết hợp từ độc đáo: nắng ửng, khói mơ tan, sóng cỏ, đám xuân xanh
+ Nghệ thuật đảo ngữ “sột soạt gió trêu tà áo biếc”
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “bóng xuân sang”, “tiếng ca vắt vẻo”
=> Khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả mà đằm thắm yêu thương.
3. Tình xuân
- Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ quê, niềm khát khao giao cảm với cuộc đời
+ Niềm vui của con người khi xuân đến: “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy / Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”
+ Tình yêu đời, khao khát giao hoà với cuộc đời: “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi / Hổn hển như lời của nước mây”
+ Nỗi nhớ làng quê da diết: “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín / Lòng trí bâng khuâng sự nhớ làng”.
Học tốt bài Mùa xuân chín
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Mùa xuân chín Ngữ văn lớp 9 hay khác: