Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
Haylamdo sưu tầm và biên soạn tác giả, tác phẩm Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ.
Tác giả - Tác phẩm: Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
I. Tác giả tác phẩm Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ
- Chu Văn Sơn sinh năm 1962, mất năm 2019.
- Quê quán: Đông Hương, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
- Cuộc đời:
+ Ông là giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ năm 1986. Trước đó, ông từng giảng dạy tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).
+ Tiến sĩ Chu Văn Sơn được biết đến như một nhà sư phạm có lối giảng dạy rất cuốn hút học sinh, ông còn là một nhà văn với nhiều sáng tác, nhưng sự nghiệp độc đáo của ông là ở mảng nghiên cứu phê bình văn học.
- Các tác phẩm chính của ông: Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử (2005); Thơ – điệu hồn và cấu trúc (2007); Tự tình cùng cái đẹp (2019).
- Ngoài ra, ông còn là tác giả của một số sách và giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học như: Một vài chương giáo trình về Huy Cận, Nguyễn Đình Thi trong Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ 10.
- TS. Chu Văn Sơn được đánh giá là một người thầy, một nhà văn tài hoa, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Trong những bài phê bình, ông có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, có cách viết bay bổng nghệ sĩ, và một giọng văn riêng, vừa gần gũi vừa thanh lịch.
II. Tìm hiểu tác phẩm Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ
1. Thể loại
- Tác phẩm Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ” thuộc thể loại: văn bản nghị luận.
2. Xuất xứ
- Văn bản được in trong Tác phẩm văn học trong nhà trường – những vấn đề trao đổi, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến số phận của bà) : Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo.
- Phần 2 (tiếp theo đến...hay nhất của bài thơ): Hình tượng bà Tú trong hai câu đề.
- Phần 3 (tiếp theo đến... lời chao giọng chát): Hình tượng bà Tú trong hai câu thực.
- Phần 4 (đoạn còn lại): Hình tượng bà Tú trong hai câu luận.
5. Giá trị nội dung
- Văn bản “Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”” của tác giả Chu Văn Sơn là bài viết nghị luận phân tích rất sâu sắc và giàu sức thuyết phục về hình tượng bà Tú. Tác giả bài viết đã tập trung khắc họa hình tượng bà Tú trên các phương diện như: Hoàn cảnh gia đình; Bà Tú trong mối quan hệ với xã hội và Bà Tú trong mối quan hệ với cộng đồng. Thông qua những khía cạnh ấy, hình tượng bà Tú hiện lên chân thực là một người phụ nữ tảo tần, tháo vát, chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con và hết lòng hi sinh vì gia đình dù cuộc đời mình vất vả, lênh đênh.
6. Giá trị nghệ thuật
- Lập luận sắc bén, dẫn chững, lí lẽ cụ thể, logic.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ
1. Cách trình bày vấn đề trong văn bản
- Cách trình bày vấn đề khách quan: Tác giả bài viết đưa ra thông tin về nền tảng gia đình của bà Tú và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Đây đều là những thông tin khách quan tạo cơ sở cho lập luận sau đó.
- Cách trình bày vấn đề chủ quan: Từ thông tin về nền tảng gia đình và hoàn cảnh lịch sử, tác giả bài viết đã đưa ra những nhận xét, đánh giá chủ quan của mình và thể hiện sự đồng cảm, xót thương về hoàn cảnh của bà Tú: vì nền tảng gia đình cùng hoàn cảnh xã hội ấy mà bà Tú buộc phải bươn chải mưu sinh, không được hưởng cuộc sống an nhàn, thảnh thơi.
2. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản
- Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản:
Học tốt bài Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ Ngữ văn lớp 9 hay khác: