Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Thúy Kiều báo ân báo oán - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 32 câu hỏi trắc nghiệm Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn lớp 9 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9.
Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Thúy Kiều báo ân báo oán - Chân trời sáng tạo
Tìm hiểu tác giả Nguyễn Du
Câu 1. Nguyễn Du có tên hiệu là gì?
A. Thanh Hiên
B. Tố Như
C. Thanh Tâm
D. Thanh Minh
Câu 2. Quê hương của Nguyễn Du ở đâu?
A. Thanh Miện, Hải Dương
B. Nghi Xuân, Hà Tĩnh
C. Can Lộc, Hà Tĩnh
D. Thọ Xuân, Thanh Hóa
Câu 3. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình như thế nào?
A. Đại quý tộc
B. Nông dân nghèo
C. Buôn bán nhỏ
D. Tri thức
Câu 4. Nguyễn Du sống trong thời đại thế nào?
A. Vua sáng tôi hiền
B. Nhân dân no ấm
C. Đất nước thịnh vượng
D. Nhiều biến động
Câu 5. Điều gì đã giúp Nguyễn Du trở thành đại thi hào dân tộc?
A. Gia đình quý tộc
B. Xã hội biến động
C. Bản thân ham học hỏi, tài giỏi
D. Tất cả các phương án trên
Câu 6. Đâu là nhận xét đúng nhất về cuộc đời Nguyễn Du?
A. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố
B. Cuộc sống êm đềm, bình lặng
C. Nhiều hạnh phúc, bình yên
D. Nhiều bổng lộc, giàu có
Câu 7. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc, đúng hay sai?
Đúng Sai
Câu 8. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du gồm các tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán gồm 243 bài, đúng hay sai?
Đúng Sai
Câu 9. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Thơ văn Nguyễn Du thường đề cao xúc cảm và giá trị tình người, đúng hay sai?
Đúng Sai
Câu 10. Đâu là nhận xét đúng về Nguyễn Du?
A. Có vốn tri thức uyên bác, vốn sống phong phú, am hiểu sâu sắc về con người, có trái tim mang nặng nỗi thương đời.
B. Quê ở làng Đại Hoàng, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
C. Cuộc đời Nguyễn Du gắn với thời đại lịch sử huy hoàng khi nhà nước phong kiến đang bước vào giai đoạn cực thịnh và ổn định.
D. Nổi bật nhất trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du là những bài ngâm khúc và văn tế.
Câu 11. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cô thăng trầm, nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo nên cho ông điều gì?
A. Tính cách hung hăng, không sợ trời, không sợ đất
B. Tính cách nhút nhát
C. Vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc
D. Sự sắc sảo, tinh tường
Câu 12. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du gồm các tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán gồm bao nhiêu bài?
A. 242
B. 243
C. 244
D. 245
Câu 13. Thơ văn Nguyễn Du thường đề cao điều gì?
A. Xúc cảm và giá trị tình người
B. Phẩm chất của người phụ nữ
C. Tình cảm gia đình
D. Tất cả đáp án trên
Tìm hiểu đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán
Câu 1. Văn bản Kiều báo ân báo oán được trích từ tác phẩm nào?
A. Kim Vân Kiều truyện
B. Lục Vân Tiên
C. Truyện Kiều
D. Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 2. Đoạn trích viết bằng thể thơ gì?
A. Song thất lục bát
B. Lục bát
C. Thất ngôn bát cú
D. Ngũ ngôn
Câu 3. Đoạn trích Kiều báo ân báo oán nằm ở phần nào của truyện Kiều?
A. Gặp gỡ và đính ước
B. Gia biến và lưu lạc
C. Đoàn tụ
D. Chưa xác định được
Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 5. Văn bản nói về nội dung gì?
A. Cảnh Kiều gặp gia đình
B. Cảnh Kiều báo đáp gia đình
C. Cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa đối với mọi người
D. Cảnh Kiều bị bán vào lầu Ngưng Bích
Câu 6. Đoạn trích thể hiện khát vọng gì của nhân dân?
A. Ước mơ cuộc sống giàu sang
B. Khát vọng công lý
C. Mong ước hòa bình
D. Tất cả các phương án trên
Câu 7. Tích vào các đáp án đúng.
Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản?
Khắc họa nhân vật bằng đối thoại
Sử dụng thành công phép lập luận
Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa
Sử dụng điển tích, điển cố
Ước lệ tượng trưng
Câu 8. Ai đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán?
A. Thúc Sinh
B. Hồ Tôn Hiến
C. Từ Hải
D. Kim Trọng
Câu 9. Tích vào các đáp án đúng
Văn bản có những nhân vật nào?
Thúc Sinh
Hồ Tôn Hiến
Từ Hải
Kim Trọng
Thúy Kiều
Hoạn Thư
Câu 10. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Tính cách của Kiều qua đoạn trích Kiều báo ân, báo oán được thể hiện yêu ghét rõ ràng, trọng tình nghĩa và hiểu đạo làm người, đúng hay sai?
Đúng Sai
Câu 11. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Đoạn trích Kiều báo ân báo oán nổi bật tính cách các nhân vật, qua đó thể hiện niềm tin của nhân dân về sự công bằng trong xã hội, đúng hay sai?
Đúng Sai
Câu 12. Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là nhân vật như thế nào?
A. Nàng trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh.
B. Nàng gọi Thúc Sinh là người cũ mang sắc thái thân mật, gần gũi, gọi là cố nhân một cách trân trọng
C. Nàng thấy mang nặng ân nghĩa với Thúc Sinh, không sao đền đáp được
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13. Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư xử lý ra sao?
A. Hoạn Thư khéo léo đưa ra lập luận tránh tội cho mình
B. Hoạn Thư run sợ không nói lên lời
C. Hoạn Thư nhờ Thúc Sinh nói đỡ cho mình
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14. Qua văn bản Thúy Kiều báo ân báo oán, Hoạn Thư đã hiện ra là một người như thế nào?
A. Hèn nhát
B. Độc ác
C. Thông minh, khôn khéo
D. Ranh ma, quỷ quyệt
Câu 15. Thái độ của Kiều trước sự chối tội của Hoạn Thư là gì?
A. Thúy Kiều xuôi lòng tha bổng cho Hoạn Thư, và còn khen ngợi Hoạn Thư “khôn ngoan”
B. Trách phạt Hoạn Thư vì đã từng gieo đau khổ cho mình
C. Vui mừng vì Hoạn Thư biết hối lỗi, sợ sệt
D. Không biết đối đáp với Hoạn Thư ra sao vì Hoạn Thư quá xảo quyệt
Câu 16. Tính cách của Thúy Kiều trong đoạn trích này như thế nào?
A. Yêu ghét rõ ràng
B. Trọng tình trọng nghĩa
C. Hiểu đạo làm người
D. Tất cả đáp án trên
Câu 17. Đoạn trích Kiều báo ân báo oán nổi bật tính cách các nhân vật, qua đó thể hiện niềm tin của nhân dân về điều gì?
A. Con người chiến thắng thiên nhiên
B. Sự công bằng trong xã hội
C. Khát khao tự do, hạnh phúc
D. Tất cả đáp án trên
Câu 18. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Cho gươm mời đến Thúc lang/ Mặt như chàm đổ mình đường dẽ run” là?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. So sánh
Câu 19. Câu thơ “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” được hiểu là?
A. Những người có tài sắc sẽ nhận được cuộc sống sung sướng
B. Những người có tài sắc sẽ nhận phải những điều không may trong cuộc sống
C. Những người ghê gớm, tinh ranh, làm điều ác sẽ nhận lấy điều không hay
D. Người lương thiện hay giúp đỡ người sẽ được đền đáp xứng đáng