Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức


Haylamdo sưu tầm và biên soạn tác giả, tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường.

Tác giả - Tác phẩm: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

- Nguyễn Khắc Phi sinh năm 1934, quê ở Hà Tĩnh, là nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

- Một số công trình tiêu biểu: Thơ văn cổ Trung Hoa – Mảnh đất quen mà lạ (1999), Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc qua cái nhìn so sánh (2001), Nguyễn Khắc Phi tuyển tập (2006), Văn học Trung đại Việt Nam – Nghiên cứu và bình luận (2018).

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

II. Tìm hiểu văn bản Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

1. Thể loại

- Văn bản “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường thuộc thể loại văn bản nghị luận.

2. Xuất xứ

- Theo Nguyễn Khắc Phi tuyển tập, NXB Giáo dục, 2006, tr908 – 914.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến “thơ văn của ông”): giới thiệu, dẫn dắt vấn đề bàn về bài thơ của Lí Bạch.

- Phần 2 (tiếp theo đến …hay được sử dụng): nhận xét, đánh giá của người viết về hai câu thơ đầu.

- Phần 3 (tiếp theo đến … “tả tình”): phân tích, đánh giá hai câu thơ còn lại.

- Phần 4 (đoạn còn lại): nhận xét khái quát về đặc trưng của thơ Lí Bạch thông qua bài thơ.

5. Giá trị nội dung

- Văn bản “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường nhằm đưa ra những giá trị về nội dung và nghệ thuật mà bài thơ truyền tải, qua đó thấy được nhà thơ Lý Bạch đã phá vỡ hệ thống ngôn từ, cách kể và cách tả cảnh chia ly quen thuộc từ trước đến nay. Sự phá vỡ ấy đã tạo ra một nghệ thuật, một bài thơ thật đặc sắc.

6. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận logic, dẫn chứng thuyết phục.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

1. Luận đề của văn bản.

- Luận đề của băn bản: Sự đặc sắc, hấp dẫn trong nội dung và hình thức bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

2. Hệ thống luận điểm và cách triển khai luận điểm

- Hệ thống luận điểm:

+ Giới thiệu chung về đề tài tống biệt trong thơ cổ nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng.

+ Phân tích nội dung và hình thức hai câu thơ đầu của bài thơ.

+ Phân tích nội dung và nghệ thuật hai câu thơ cuối.

+ Kết luận lại đặc điểm nội dung, hình thức của bài thơ.

- Cách triển khai luận điểm:

+ Các luận điểm được triển khai theo cách Tổng - Phân - Hợp.

+ Tác giả phân tích các luận điểm dọc theo kết cấu của bài thơ, phân tích từng câu thơ.

3. Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

Lí lẽ: Mối quan hệ thân thiết giữa tác giả với Mạnh Hạo Nhiên

+ Bằng chứng: Từ “cố nhân”.

=> Nêu lí lẽ trước, tiếp theo đó mới liệt kê các dẫn chứng.

- Lí lẽ: Ngôn từ không chỉ bình dị tự nhiên mà còn sát hợp.

+ Bằng chứng: cách sử dụng các động từ, từ “cố nhân”.

=> Nêu lí lẽ trước, dẫn chứng đi liền sau.

- Lí lẽ: Nỗi lòng của con người đã hòa lẫn vào cảnh.

+ Bằng chứng: Hình ảnh chiếc buồm cô độc đang trôi dần xa và cuối cùng là mất hút.

=> Lí lẽ và dẫn chứng đi liền với nhau.

4. Ngôn ngữ của bài nghị luận.

- Ngôn ngữ đa dạng, vừa kết hợp ngôn ngữ bác học, vừa đan xen ngôn ngữ bình dân, giản dị.

- Sử dụng nhiều ngôn ngữ gián tiếp, trích dẫn nhận định của các nhà nghiên cứu.

- Cách sử dụng ngôn ngữ gãy gọn, dễ hiểu, làm rõ được những suy nghĩ của người viết.

Học tốt bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường Ngữ văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: