Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng.
Tác giả - Tác phẩm: Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng
- Tác giả: Phan Huy Dũng.
- Giáo sư Trần Đình Sử đã từng nhận xét: “Phan Huy Dũng là người học hành chu đáo, đọc sách có suy nghĩ riêng. Đa tài, biết làm thơ, biết vẽ tranh, nhưng ít xuất hiện, ít công bố…”.
II. Tìm hiểu văn bản Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng
1. Thể loại
- Tác phẩm Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ “Vội vàng” thuộc thể loại: văn bản nghị luận.
2. Xuất xứ
- Trích trong Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr116-118.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến...(chơi đêm): sự kế thừa tư tưởng đã có trong văn học.
- Phần 2 (đoạn còn lại): sự cá biệt hóa của tác giả.
5. Giá trị nội dung
- Cách trình bày luận đề độc đáo của Xuân Diệu trong bài thơ “Vội vàng”. Người viết đã đưa ra các luận điểm làm sáng tỏ ý kiến đó bằng việc nói về sự kế thừa tư tưởng đã có trong văn học và sự cá biệt hóa của tác giả.
6. Giá trị nghệ thuật
- Lập luận xác đáng, dẫn chứng thuyết phục làm sáng tỏ ý kiến trong văn bản.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng
1. Mối quan hệ giữa các luận điểm, bằng chứng trong văn bản
- Các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Kế thừa tư tưởng đã có trong văn học.
+ Luận điểm 2: Sự cá biệt hóa của tác giả
- Nhận xét: Các luận điểm liên kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau để làm sáng tỏ ý nghĩa của bài phê bình bài thơ “Vội vàng”.
- Dẫn chứng:
+ Ý thức cái tôi cá nhân trong văn học phương Tây và quan niệm cổ điển phương Đông: dẫn thơ Lý Bạch, Tô Thức, Nguyễn Trãi.
+ Hình tượng hóa luận đề; những hình ảnh của cuộc đời, sự chuyển điệu cảm xúc, khẳng định bản ngã, thủ pháp liệt kê thể hiện nỗi say sưa, chuếnh chóang,...
2. Nhận xét về ý kiến của tác giả
- Tác giả không tán thành với ý kiến đánh đồng giá trị thẩm mĩ cá biệt, đích thực của bài thơ và giá trị luận đề được nó chứng minh.
- Tác dụng: Đưa ra ý kiến trái chiều để nhấn mạnh điều tác giả muốn khẳng định đó là phần cá biệt hóa của Xuân Diệu.
Học tốt bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng Ngữ văn lớp 9 hay khác: