Nỗi sầu oán của người cung nữ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức
Haylamdo sưu tầm và biên soạn tác giả, tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ.
Tác giả - Tác phẩm: Nỗi sầu oán của người cung nữ - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Nguyễn Gia Thiều sinh ngày 22 tháng 3 năm 1741, cuối thời vua Lê chúa Trịnh, ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay là làng Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
- Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đình.
- Ông là người có sự hiểu biết sâu rộng về văn học, sử học và triết học. Ông còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang trí.
II. Tìm hiểu văn bản Nỗi sầu oán của người cung nữ
1. Thể loại
- Văn bản Nỗi sầu oán của người cung nữ thuộc thể loại thơ song thất lục bát.
2. Xuất xứ
- Văn bản trích trong Cung oán ngâm khúc.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (bốn khổ thơ đầu): Cuộc sống tồi tàn của cung nữ đối lập với cảnh xa hoa tráng lệ ở nơi cung cấm.
- Phần 2 (năm khổ thơ cuối): Cung nữ thất vọng nặng nề trong cảnh ngày ngóng đêm trông.
5. Giá trị nội dung
- Đoạn trích là lời ai oán, than trách của người cung nữ khi phải sống cô đơn trong cung, không được nhà vua yêu mến và gặp phải những hiểm nguy luôn rình rập trong cung, đồng thời còn là nỗi mong muốn khắc khoải muốn thoát kiếp cung nữ. Qua bài thơ, tác giả thể hiện sự đau xót, đồng cảm cho số phận của những cô gái đẹp người, đẹp nết nhưng cuộc sống cô đơn, nhiều sóng gió, trắc trở.
6. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ sử dụng thể thơ song thất lục bát, có sự đan xen giữa các cặp câu 7 tiếng và cặp câu lục bát.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Nỗi sầu oán của người cung nữ
1. Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích.
- Trong bài thơ có sự đan xen giữa các cặp câu 7 tiếng và cặp câu lục bát, trong đó cặp câu 7 chữ mở đầu, tiếp theo là cặp câu lục bát liền kề.
- Về vần: tiếng thứ bảy của câu 7 tiếng hiệp vần với tiếng thứ năm của câu 7 tiếng liền kề sau nó (Ví dụ: bóng - ngóng, vũ - ngủ,…); tiếng thứ sáu của câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát (Ví dụ: thu - cù, sầu - rầu,…).
- Về thanh điệu: tuân thủ quy tắc chặt chẽ thanh điệu trong thơ song thất lục bát. Ví dụ ở 4 câu thơ đầu: Trong cung quế âm thầm (B) chiếc bóng (T)/ Đêm năm canh (B) trông ngóng (T) lần lần (B)./ Khoảng làm (B) chi bấy (T) chúa xuân (B),/ Chơi hoa (B) cho rữa (T) nhụy dần (B) lại thôi (B).
- Về cách ngắt nhịp: ngắt nhịp lẻ trước, nhịp chẵn sau (Ví dụ: Trong cung quế/ âm thầm/ chiếc bóng.)
2. Nội dung chủ đề của đoạn trích
- Nội dung chủ đề của đoạn trích: Thân phận khổ đau, long đong, cô đơn của người cung nữ tài sắc khi không được vua sủng ái như xưa.
3. Một số nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích.
Một số nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích:
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình điêu luyện, đạt đến mức tài hoa: Qua việc miêu tả cảnh vật trong cung quế, nhà thơ gián tiếp miêu tả tâm trạng của người cung nữ.
- Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng tinh tế: phòng tiêu lạnh ngắt - đồng, thâm khuê vắng ngắt như tờ.
- Biện pháp đảo ngữ độc đáo: Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi; vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ,…
- Nghệ thuật dùng từ đặc sắc, giàu biểu cảm: từ ngữ trong bài thơ được dùng với nhiều tầng nghĩa, chất chứa cảm xúc.
Học tốt bài Nỗi sầu oán của người cung nữ
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Nỗi sầu oán của người cung nữ Ngữ văn lớp 9 hay khác: