Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Thực hành tiếng Việt trang 130 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 17 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 130 Ngữ văn lớp 9 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9.

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Thực hành tiếng Việt trang 130 - Kết nối tri thức

Tìm hiểu về câu đặc biệt

Câu 1. Câu đặc biệt là gì?

A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

C. Là câu chỉ có chủ ngữ

D. Là câu chỉ có vị ngữ.

Câu 2. Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt?

Bộc lộ cảm xúc

Gọi đáp

Làm cho lời nói được ngắn gọn

Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Câu 3. Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc?

A. Từ hô gọi

B. Từ hình thái

C. Quan hệ từ

D. Số từ

Câu 4. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.

B. Lan được tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.

C. Hoa sim!

D. Mưa rất to.

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?

A. Giờ ra chơi.

B. Tiếng suối chảy róc rách.

C. Cánh đồng làng

D. Câu chuyện của bà tôi.

Câu 6. Câu đặc biệt trong đoạn văn sau dùng để làm gì?

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu

A. Bộc lộ cảm xúc

B. Gọi đáp

C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

D. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Câu 7. Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào?

A. Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.

B. Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

C. Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

D. Đó là một câu ghép

Câu 8. Câu đặc biệt dưới đây dùng để làm gì?

Một ngày đẹp trời. Tôi đã gặp bạn ấy trong hiệu sách ở thị trấn.

A. Bộc lộ cảm xúc

B. Gọi đáp

C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

D. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Câu 9. Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt?

A. Bộc lộ cảm xúc

B. Gọi đáp

C. Làm cho lời nói được ngắn gọn

D. Liệt kê nhằm thông báo

Câu 10. Những câu đặc biệt trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương.

A. Gọi đáp

B. Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trọng đoạn

C. Bộc lộ cảm xúc

D. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

Câu 11. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?

A. Trời mưa rả rích

B. Một hồi còi

C. Mùa xuân!

D. Sài Gòn. 1972

Câu 12. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.

A. Liệt kê, thông báo

B. Xác định thời gian, nơi chốn

C. Gọi đáp

D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 13. Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?

Một đêm đông! Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu xương. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm. Không ra khỏi nhà vì trời còn âm u. Ngủ thiếp đi khi nào không hay. Tôi chợt thức giấc. Ôi! Nhìn kìa! Một chiếc lá! Chiếc lá duy nhất còn sót lại trên cành cây khẳng khiu sau đợt đêm đông dài.

A. Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu xương.

B. Tôi chợt thức giấc.

C. Một đêm đông.

D. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm.

Câu 14. Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?

Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá! Ong thợ siêng năng làm việc để đem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.

A. Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn.

B. Ong thợ siêng năng làm việc để đem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.

C. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút...

D. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá!

Câu 15. Trong những câu dưới đây, câu nào không phải là câu đặc biệt?

A. Đói và lạnh!

B. Mệt và sợ.

C. Con mắt như dính chặt.

D. Một cơn mưa!

Câu 16. Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?

Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!

A. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình.

B. Ba giây... Bốn giây... Năm giây...

C. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu.

D. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!

Câu 17. Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.

A. Xác định không gian.

B. Liệt kê, thông báo.

C. Xác định thời gian.

D. Gọi đáp.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: