Tập bản đồ Địa Lí lớp 8 Bài 43 (ngắn nhất): Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Tập bản đồ Địa Lí lớp 8 Bài 43 (ngắn nhất): Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Với các bài giải bài tập Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí lớp 8 Bài 43 (ngắn nhất): Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, từ đó củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 8.
Bài 1 trang 49 Tập bản đồ Địa Lí 8: Dựa vào lược đồ “Địa hình và khoáng sản miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ” và nội dung SGK, em hãy điềm tiếp vào chỗ chấm (…) ở bảng dưới đây nội dung phù hợp.
Khu vực | Đặc điểm địa hình |
TÂY NGUYÊN |
....................................................... ....................................................... |
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ |
....................................................... ....................................................... |
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ |
....................................................... ....................................................... |
Trả lời:
Khu vực | Đặc điểm địa hình |
TÂY NGUYÊN |
Chủ yếu là cao nguyên badan, núi thấp và núi trung bình. |
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ |
Chủ yếu là núi thấp và núi trung bình. Ven biển có dải đồng bằng nhỏ hẹp |
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ |
Chủ yếu là đồng bằng, rộng lớn, bằng phẳng. |
Bài 2 trang 50 Tập bản đồ Địa Lí 8: Em hãy cho biết đặc điểm của chế độ nhiệt và chế độ mưa của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Trả lời:
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm đã tăng cao,vượt 25oC ở đồng bằng và trên 21oC ở vùng núi. Biên độ nhiệt năm cũng giảm rõ rệt, dao động trong khoảng từ 3 – 7oC.
- Chế độ mưa: không đồng nhất. Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn hán, mùa mưa đến muộn. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng.
Bài 3 trang 50 Tập bản đồ Địa Lí 8:Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa hai đồng bằng lớn ở nước ta.
Trả lời:
Đồng bằng Sông Hồng | Đồng bằng Sông Cửu Long | |
SỰ GIỐNG NHAU |
- Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta - Hình thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. - Địa hình tương đối bằng phẳng. - Đất phù sa màu mỡ. |
|
SỰ KHÁC NHAU |
- 1,5 triệu ha - Hình tam giác: đỉnh Việt Trì, hai đáy Quảng Yên và Ninh Bình - Hướng thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông - Đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên. - Có hệ thống đê viền nên hình thành các ô trũng thấp hơn mực nước sông ngoài đê. - Vùng trung du có đất phù sa cổ bặc màu. |
- Hơn 4 triệu ha - Hình thang - Thấp dần từ tây bắc sang đông nam. - Đất phù sa được bồi đắp hằng năm. - Nhiều vùng trũng rộng lớn bị ngập úng trong mùa lũ. - Tính chất đất phức tạp, có 3 loại đất chính: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn ven biển. |
Bài 4 trang 50 Tập bản đồ Địa Lí 8: Dựa vào lược đồ trang 49, em hãy cho biết miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có những loại khoáng sản chính nào. Phân bố ở đâu.
Trả lời:
- Bô–xít: Tây Nguyên.
- Dầu, khí: thềm lục địa Đông Nam Bộ.
- Vàng: Bồng Miêu.
- Titan: Quảng Ngãi.
- Than bùn: đồng bằng sông Cửu Long.
- Đá vôi: Kiên Giang.