Tập bản đồ Lịch sử lớp 7 Bài 19 (ngắn nhất): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Tập bản đồ Lịch sử lớp 7 Bài 19 (ngắn nhất): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Với các bài giải bài tập Tập bản đồ Lịch Sử lớp 7 Bài 19 (ngắn nhất): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, từ đó củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Lịch Sử lớp 7.
Bài 1 trang 28 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào nội dung SGK, em hãy:
Điền các địa danh: Lam Sơn, Núi Chí Linh vào chỗ chấm (...) trên lược đồ.
Tô màu đỏ vào kí hiệu chỉ hướng tấn công giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn.
Trả lời:
Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.
Trả lời:
+) Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Nguyễn Trãi. | |
X | Lê Lợi. |
Lê Lai. |
+) Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423) diễn ra như thế nào?
Liên tiếp tiến công quân Minh ở Đông Quan. | |
X | Gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan và phải ba lần rút lên núi Chí Linh để chống lại sự vây quét của quân giặc. |
Đánh bại các cuộc vây quét của quân Minh và làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa. |
+) Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra?
X | Nguyễn Chích. |
Nguyễn Trãi. | |
Lê Lợi. |
Bài 2 trang 28 Tập bản đồ Lịch Sử 7:Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào nội dung SGK, em hãy:
Tô màu đỏ vào kí hiệu chỉ đường tiến quân ra Bắc của Nghĩa quân Lam Sơn và ghi các số: I, II, III - ứng với đạo quân thứ nhất, thứ hai, thứ ba vào chỗ chấm (...) trên lược đồ.
Trả lời:
Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.
Trả lời:
+) Nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc là gì?
X | Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai thành lập chính quyền mới. |
Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan. | |
X | Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang. |
+) Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào?
Tháng 8 năm 1425. | |
X | Tháng 9 năm 1426. |
Tháng 11 năm 1426. |
Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi và nêu nhận xét về kế hoạch đó.
Trả lời:
- Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:
9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định chia nghĩa quân làm 3 đạo tiến quân ra Bắc:
• Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang.
• Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan
• Đạo thứ ba, tiến thẳng ra Đông Quan.
- Nhận xét:
Kế hoạch tiến quân ra Bắc rất hợp lý và đúng đắn. Nõ đã được những người chỉ huy tính toán kỹ càng và chặt chẽ, quy định nhiệm vụ cụ thể của mỗi đạo quân.
Với kế hoạch này, nghĩa quân giải phóng được nhiều đất đai, thành lập được chính quyền mới.
=> Buộc quân Minh rơi vào thế bị động.
Bài 3 trang 30 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào SGK, em hãy:
Điền các địa danh Tốt Động, Chúc Động, Ninh Kiều, Cao Bộ vào chỗ chấm (...) trên lược đồ.
Tô màu đỏ vào kí hiệu chỉ hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn; màu xanh vào kí hiệu chỉ hoạt động của quân Minh.
Trả lời:
Trình bày ngắn gọn diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động vào chỗ (...) dưới đây.
Trả lời:
Diễn biến trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426):
- Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông mở cuộc phản công ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
- Nắm được ý đồ của Vương Thông, nghĩa quân phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc, đánh tan tác đội hình của địch.
- Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan.
Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.
Trả lời:
+) Trong trận Tốt Động – Chúc Động, quân ta tiêu diệt được bao nhiêu tên giặc?
10 vạn tên. | |
15 vạn tên. | |
X | Trên 5 vạn tên bị giết và bắt sống 1 vạn tên. |
+) Trong trận Tốt Động – Chúc Động những viên tướng nào của quân Minh bị tiêu diệt?
Vương Thông. | |
X | Trần Hiệp. |
X | Lý Thượng, Lý Đằng. |
Bài 4 trang 31 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào SGK, em hãy:
Điền các địa danh: Chi Lăng, Xương Giang vào chỗ chấm (...) trên lược đồ.
Tô màu đỏ vào kí hiệu chỉ hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn; màu xanh vào kí hiệu chỉ hoạt động của quân Minh.
Trả lời:
Trình bày miệng diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang theo lược đồ.
Trả lời:
Diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang:
- 10/1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, tiến vào theo đường Lạng Sơn, một đạo do Mộc Thạch chỉ huy, tiến vào theo đường Hà Giang.
- Nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân của giặc.
- 8/10/ 1427 Liễu Thăng dẫn quân tiến vào nước ta, bị nghãi quân phục kích, bị giết ở Chi Lăng. Sau đó Lương Minh lên thay cho quân tiến xuống Xương Giang. Trên đường đi bị nghĩa quân tập kích ở Cần Trạm, tiêu diệt được hơn 3 vạn tên, Lương Minh bị giết tại trận.
- Mấy vạn địch còn lại cố gắng tới Xương Giang co cụm tại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là thôi tụ, Hoàng Phúc.
- Nghe tin, Liễu Thăng bại trận, Mộc Thạch vô cùng hoảng sợ, vộ vàng rút quân về nước.
- Được tin viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và rút quân về nước.
Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.
Trả lời:
+) Trong trận Chi Lăng – Xương Giang những viên tướng nào của quân Minh bị tiêu diệt?
X | Liễu Thăng. |
Thôi Tụ. | |
X | Lương Minh. |
+) Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào?
Bỏ vũ khí ra hàng. | |
X | Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước. |
Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan để được an toàn rút quân về nước. |
Bài 5 trang 31 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.
+) Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?
Trả lời:
X | Do dân ta có lòng yêu nước nông nàn và tinh thần độc lập cao cả. |
Quân Minh không muốn đô hộ nước ta nữa và rút quân về nước. | |
X | Nghĩa quân Lam Sơn có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn. Bộ chỉ huy tài giỏi, biết dựa vào dân và đoàn kết toàn dân đánh giặc. |
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì?
Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta. | |
Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. | |
Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta. |