Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Ôn tập cuối học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập cuối học kì 1 sách Chân trời sáng tạo hay, đầy đủ nhất sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu tham khảo và học sinh lớp 3 dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1.
Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập cuối học kì 1
Tiết 1 trang 134, 135
Câu 1 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Trả lời:
Các em luyện đọc và học thuộc lòng các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 học kì 1.
Câu 2 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc và trả lời câu hỏi:
* Nội dung chính: Bài thơ viết về một miền quê có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mà mùa đông là mùa trẻ em không thích nhất. Cái cốt lõi nhất và cũng là điều mong ước nhất của nhà thơ là muốn nhắn nhủ với các em rằng mẹ là cả một mùa xuân nồng ấm khi có mẹ thì mùa đông không còn đáng sợ nữa và nó cũng tự biết phải lùi xa.
Câu 1 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 3: Mùa đông, bầu trời và cây cối như thế nào?
Trả lời:
Mùa đông, mặt trời trốn đi đâu, bầu trời xám ngắt. Cây cối khoác tấm áo nâu.
Câu 2 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 3: Se sẻ và chị ong làm gì vào mùa đông?
Trả lời:
Se sẻ giấu tiếng hát, núp sâu trong nhà. Chị ong cũng không đến vườn hoa.
Câu 3 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chiếc áo choàng của mẹ được so sánh với hình ảnh nào?
Trả lời:
Chiếc áo choàng của mẹ màu đỏ được so sánh như đốm nắng đang trôi.
Câu 4 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 3: Điều gì thay đổi khi mẹ về nhà?
Trả lời:
Mẹ về nhà như mang theo vạt nắng hồng ấm áp. Trong nụ cười của mẹ có cả mùa xuân sáng bừng.
Câu 5 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 3: Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất là hình ảnh: Chiếc áo choàng màu đỏ/ Như đốm nắng đang trôi. Trong tay chiếc áo choàng màu đỏ bình dị đó là tình thương yêu vô bờ bến của người mẹ dành cho con mình, cơ man nào là quà bánh dành cho bé mỗi lần mẹ đi chợ về. Nó làm ấm lòng bé mỗi khi nhìn thấy vóc dáng mẹ xuất hiện từ xa tựa như đốm nắng mùa xuân giữa trời đông lạnh giá.
Tiết 2 trang 135
Câu 1 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Trả lời:
Các em luyện đọc và học thuộc lòng các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 học kì 1.
Câu 2 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết từ: Sơn La, Cần Thơ, Kiên Giang.
Trả lời:
- Học sinh luyện viết tên riêng: Sơn La, Cần Thơ, Kiên Giang. Chú ý viết hoa các chữ cái S, L, C, T, K, G
Câu 3 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết câu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(ca dao)
Trả lời:
- Cách viết câu:
+ Viết hoa chữ cái đầu câu: Trong, Lá, Nhụy, Gần
+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.
Câu 4 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ ngữ dưới đây, biết rằng từ ngữ đó:
Trả lời:
a.
hẹp – rộng
khó – dễ
ngắn – dài
mỏng – dày
b.
nhạt – mặn
cong – thẳng
đen – trắng
mềm – rắn
Tiết 3 trang 136
Câu 1 trang 136 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Trả lời:
Các em luyện đọc và học thuộc lòng các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 học kì 1.
Câu 2 trang 136 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh có trong bài thơ sau:
Cô giáo với mùa thu
Cô giáo em
Hiền như cô Tấm
Giọng cô đầm ấm
Như lời mẹ ru
Cô giáo đưa mùa thu
Đến với những quả vàng chín mọng
Một mùa thu hi vọng
Tiếng chim ca ríu rít sân trường.
(Vũ Hạnh Thắm)
Trả lời:
- Các hình ảnh so sánh:
+ Cô giáo em hiền như cô Tấm
+ Giọng cô đầm ấm như lời mẹ ru
- Tác dụng: Gợi lên hình ảnh cô giáo thật hiền từ, dịu dàng.
Câu 3 trang 136 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi chỗ trống:
Trả lời:
Từ ngữ |
Có nghĩa giống nhau |
Có nghĩa trái ngược nhau |
Hiền |
Hiền lành, dịu dàng |
Dữ, hung dữ, dữ dằn |
Quả |
Trái |
|
Chín |
Xanh, non |
|
Tiếng ca |
Tiếng hát |
Câu 4 trang 136 sgk Tiếng Việt lớp 3: Thay ô trống bằng dấu câu phù hợp:
Trả lời:
Câu 5 trang 136 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm trong đoạn văn ở bài tập 4:
a. Một câu hỏi
b. 2-3 câu kể
Trả lời:
a. Một câu hỏi
+ Những chữ gì trên tấm biển kia?
b. 2-3 câu kể
+ Giữa vườn lá um tùm xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa rập rờn trước gió.
+ Màu hoa đỏ thắm.
Đánh giá cuối học kì 1 trang 137, 138, 139, 140, 141
A. Đọc
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Trả lời:
- Theo các bạn điều đặc biệt của cô giáo là yêu thương chúng em.
- Em có thể ghi chép lại vào nhật kí đọc sách của mình những điều em cảm nhận được sau khi đọc một cuốn sách hay
+ Cuốn sách em đã đọc: Totto-chan bên cửa sổ
+ Tác giả: Totto-chan bên cửa sổ là tác phẩm của Tetsuko Kuroyanagi, một diễn viên, ngôi sao truyền hình, vận động viên
+ Thông điệp ý nghĩa: Câu chuyện thể hiện mơ ước khao khát của các bạn nhỏ về một mái trường hạnh phúc
- Bạn nhỏ yêu Sài Gòn bởi Sài Gòn có: nắng, có hoa ti gôn, đại lộ, Bến Nhà Rồng, gió, cơn mưa rào bất chợt, có ba mẹ, bóng mát sân trường, hai mùa mưa nắng, có thật nhiều yêu thương, ….
- Tiếng hót của chim sơn ca lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa, tiếng hót trong ngần.
2. Đọc bài và thực hiện các yêu cầu
Các em nhỏ và cụ già
Viết câu trả lời cho các yêu cầu dưới đây:
h. Tìm từ ngữ có nghĩa giống và từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ thương cảm
i. Em thích chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?
k. Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì?
Trả lời:
a. Chọn: Tiếng nói cười ríu rít
b. Chọn: Để hỏi thăm một cụ già đang buồn bã
c. Chọn: Các bạn lễ phép hỏi ông cụ
d. Chọn: Vì các bạn nhỏ đã biết quan tâm, chia sẻ với ông cụ
e. Chọn: Khi nào?
g. Chọn: Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.
h.
→ Nghĩa giống: thương xót, xót thương, cảm thương,...
→ Nghĩa trái ngược: Ghét bỏ, căm ghét,...
i.
- Em thích nhất chi tiết “Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về”
k.
Bài đọc giúp em hiểu rằng trong cuộc sống cần phải biết sẻ chia, đồng cảm, yêu thương cả những người mình không quen biết. Vì trong cuộc sống chỉ có tình yêu thương mới giúp sưởi ấm trái tim con người.
B. Viết
1. Nghe – viết
Trả lời:
- Học sinh luyện viết cẩn thận, nắn nót, tỉ mỉ
- Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái,
cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.
2. Chọn thực hiện một trong các đề bài dưới đây
Trả lời:
Bài làm tham khảo
Lớp 3A của em có 30 thành viên nhưng người bạn mà em yêu quý nhất là Đan Lê. Đan Lê có dáng người nhỏ nhắn nhưng vô cùng dễ thương với nước da trắng bóc như trứng gà, mái tóc cắt ngắn xoăn tự nhiên. Bạn có hai chiếc răng thỏ nên khi cười rất dễ thương. Đan Lê còn rất tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Em và các bạn trong lớp đều yêu thích bạn.