Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa (tiếp)


Con người với thiên nhiên – Tuần 8

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa (tiếp)

Câu 1 (trang 82): Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?

Trả lời

a, Từ chín ở câu 1 với từ chín ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín ở câu 2.

b, Từ đường ở câu 2 với từ đường ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ đường ở câu 1.

c, Từ vạt ở câu 1 với từ vạt ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt ở câu 2.

Câu 2 (trang 82): Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào?

Trả lời

Câu a) Từ xuân thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong một năm. Từ xuân thứ 2 có nghĩa là tươi đẹp.

Câu b) Từ xuân ở đây có nghĩa là tuổi.

Câu 3 (trang 83): Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng. Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong các từ nói trên.

Trả lời

a) Cao

- Chiều cao lớn hơn mức bình thường.

M : Cây cau này cao hơn hẳn những cây xung quanh.

- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

M : Lớp mình có rất nhiều bạn đạt điểm cao trong kì thi vừa qua.

b) Nặng

- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.

M : Cái bàn này rất nặng.

- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

M: Bệnh của bác ấy ngày càng nặng thêm.

c) Ngọt

- Có vị như vị của đường, mật.

M : Cây mía này ngọt quá.

- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.

M : Cô ấy nói mới ngọt làm sao.

- (Âm thanh) nghe êm tai.

M: Tiếng dương cầm cất lên nghe thật ngọt.

Xem thêm các bài Giải bài tập Tiếng Việt 5 khác: