Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10: Ôn tập giữa học kì I


Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10: Ôn tập giữa học kì I

Loạt bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10: Ôn tập giữa học kì I sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn các em học sinh lớp 4 dễ dàng chuẩn bị bài để học tốt môn Tiếng Việt lớp 4.

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10: Ôn tập giữa học kì I

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 1

Câu 2 (trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm "Thương người như thế thương thân"

Trả lời:

Trong chủ điểm này có hai bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu và Người ăn xin, em ghi lại những nội dung đã học vào các cột ở bảng mẫu đã cho.

Câu 3 (trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Trong các bài tập đọc trên, đoạn văn có giọng đọc:

Trả lời:

a) Tha thiết trìu mến (Đoạn cuối chuyện Người ăn xin: từ " Tôi chẳng biết...chút gì của ông lão")

b) Thảm thiết : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần 1: Từ "Năm trước...ăn thịt em"

c) Mạnh mẽ răn đe; Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần 2.

"Tôi thét:

- Các người có của ăn của để ...Có phá hết các vòng vây đi không?"

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 2

Câu 2 (trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Dựa vào nội dung bài chính tả "Lời hứa" trả lời câu hỏi đã cho (SGK TV4, tập 1 trang 97)

Trả lời:

a) Em được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?

- Đứng gác kho đạn.

b) Vì sao trời đã tối mà em không về?

- Em không về vì em đã hứa đứng gác cho tới khi có người đến thay.

c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phân sau:

- Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời của bạn em bé hay của em bé đứng giác

d) Có thể đưa những bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

- Không đưa bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được. Bởi vì những bộ phận ấy là lời em nhỏ thuật lại chứ không phải là lời đối thoại. Nhằm phân biệt với những lời đối thoại của em bé với vị khách.

Câu 3 (trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau

Trả lời:

Các loại tên riêng Quy tắc viết Ví dụ
1- Tên người tên địa lí Việt Nam - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ
2- Tên người tên địa lí nước ngoài

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu ngang nối

- Tên riêng phiên âm Hán Việt viết như tên riêng của Việt Nam.

- Lép – Tôn – xtôi

- Công gô

- Khổng Tử

- Hi Mã Lạp Sơn

........................

........................

........................

Xem thêm các bài soạn Tiếng Việt lớp 4 hay khác: