X

Giải bài tập Toán 6 - Chân trời sáng tạo

Giải Toán lớp 6 trang 57 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán lớp 6 trang 57 Tập 1 trong Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên Toán lớp 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán lớp 6 trang 57.

Giải Toán lớp 6 trang 57 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Hoạt động khởi động trang 57 Toán lớp 6 Tập 1: Làm thế nào để tìm được tổng của hai số nguyên?

Lời giải:

Sau bài học ngày hôm nay, để tính tổng của hai số nguyên, ta làm như sau:

Muốn cộng hai số nguyên cùng dấu, ta làm như sau:

Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng lại như số tự nhiên.

Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.

Muốn cộng hai số nguyên trái dấu, ta làm như sau:

Nếu hai số nguyên đối nhau thì tổng bằng 0.

Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.

Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ trước kết quả.

Hoạt động khám phá trang 57 Toán lớp 6 Tập 1:

Có thể xem con đường là một trục số với khoảng cách giữa các cột mốc là 1 m hoặc 1 km để học các phép tính về số nguyên.

a) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (theo chiều dương) 2 đơn vị đến điểm +2, sau đó di chuyển tiếp thêm về bên phải 3 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào? Hãy dùng phép cộng hai số tự nhiên để biểu diễn kết quả của hành động trên. 

Có thể xem con đường là một trục số với khoảng cách giữa các cột mốc

b) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên trái (theo chiều âm) 2 đơn vị đến điểm – 2, sau đó di chuyển tiếp về bên trái 3 đơn vị (cộng với số -3). Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và so sánh kết quả của em với số đối của tổng (2 + 3).

Có thể xem con đường là một trục số với khoảng cách giữa các cột mốc

Lời giải:

a) Người đó di chuyển từ số 0 sang bên phải 2 đơn vị, sau đó lại tiếp tục di chuyển sang bên phải ba đơn vị thì người đó dừng tại điểm 5.

Khi đó, ta có: (+2) + (+3 )= (+5).

b) Người đó di chuyển từ số 0 sang bên trái 2 đơn vị, sau đó di chuyển tiếp về bên trái 3 đơn vị thì người đó dừng lại tại điểm – 5.

Khi đó, ta có: (-2) + (-3) = (-5).

Ta có tổng 2 + 3 = 5.

Số đối của tổng này là – 5.

Do đó (-2) + (-3) = - (2 + 3) = (-5).

Thực hành 1 trang 57 Toán lớp 6 Tập 1:

Thực hiện các phép tính sau:

a) 4 + 7;                         b) (-4) + (-7);        c) (-99) + (-11);

d) (+99) + (+11);            e) (-65) + (-35).

Lời giải:

a) 4 + 7 = 11;

b) (-4) + (-7) = - (4 + 7) = -11;

c) (-99) + (-11) = - (99 + 11) =  -110;

d) (+99) + (+11) = 99 + 11 = 110;

e) (-65) + (-35) = - (65 + 35) = -100.

Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: