X

Giải bài tập Toán 6 - Chân trời sáng tạo

Giải Toán lớp 6 trang 83 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán lớp 6 trang 83 Tập 2 trong Bài 5: Trung điểm của đoạn thẳng Toán lớp 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán lớp 6 trang 83.

Giải Toán lớp 6 trang 83 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Hoạt động khám phá trang 83 Toán lớp 6 Tập 2: Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm, vẽ điểm M thuộc AB sao cho AM = MB (Hình 1a).

Trên đoạn thẳng PQ cho điểm N (Hình 1b).

Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm, vẽ điểm M thuộc AB sao cho AM = MB

- Đo độ dài các đoạn thẳng NP và NQ.

- Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng NP với NQ.

Em có nhận xét gì về vị trí của điểm M so với các điểm A và B; điểm N so với các điểm P và Q.

Lời giải:

- Đo độ dài các đoạn thẳng NP và NQ.

• Đo độ dài các đoạn thẳng NP:

+ Đặt thước sao cho mép thước dọc theo đoạn thẳng NP, điểm P trùng với vạch số 0.

+ Ta thấy điểm N trùng với vạch số 2.

Do đó độ dài NP = 2 cm.

• Đo độ dài các đoạn thẳng NQ:

+ Đặt thước sao cho mép thước dọc theo đoạn thẳng NQ, điểm N trùng với vạch số 0.

+ Ta thấy điểm Q trùng với vạch số 4.

Do đó độ dài NQ = 4 cm.

Vậy độ dài đoạn thẳng NP = 2 cm, NQ = 4 cm.

- So sánh độ dài đoạn thẳng NP với NQ.

Vì 2 cm < 4 cm nên NP < NQ.

Vậy độ dài đoạn thẳng NP bé hơn NQ.

Trong Hình 1a) có điểm M thuộc AB và AM = MB.

Ta thấy điểm M nằm chính giữa A và B.

Trong Hình 1b) có điểm N thuộc PQ và NP ≠ NQ.

Ta thấy điểm N không nằm chính giữa hai điểm P và Q.

Thực hành 1 trang 83 Toán lớp 6 Tập 2: Cho đoạn thẳng MN = 10 cm. I  là một điểm thoả mãn NI = 5cm. Điểm I có là trung điểm của đoạn thẳng MN không? Vẽ hình minh hoạ.

Lời giải:

Ta xét các vị trí của điểm I như sau:

* Khả năng 1: Điểm I nằm bên ngoài đường thẳng chứa hai điểm M và N.

Khi đó điểm I không nằm giữa hai điểm M và N.

Do đó điểm I không phải là trung điểm của MN.

Hình minh họa:

Cho đoạn thẳng MN = 10 cm. I  là một điểm thoả mãn NI = 5cm

* Khả năng 2: Điểm I nằm nằm trên đường thẳng chứa hai điểm M và N.

- Trường hợp 1: Điểm I thuộc đoạn thẳng MN.

Khi đó, điểm I nằm giữa hai điểm M và N nên  IM + IN = MN

 IM = MN − IN = 10 − 5 = 5 (cm).

Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN vì:

+ Điểm I  nằm giữa hai điểm M và N;

+ IM = IN = 5 cm.

Hình minh họa:

Cho đoạn thẳng MN = 10 cm. I  là một điểm thoả mãn NI = 5cm

- Trường hợp 2: Điểm I không thuộc đoạn thẳng MN.

Khi đó điểm I không nằm giữa hai điểm M và N.

Do đó I không phải là trung điểm của MN.

Hình minh họa:

Cho đoạn thẳng MN = 10 cm. I  là một điểm thoả mãn NI = 5cm

Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 5: Trung điểm của đoạn thẳng Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: