Giải Toán lớp 6 trang 97 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán lớp 6 trang 97 Tập 2 trong Bài tập cuối chương 8 Toán lớp 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán lớp 6 trang 97.
Giải Toán lớp 6 trang 97 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 2 trang 97 Toán lớp 6 Tập 2: Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học
Hình hình học |
Hình vẽ |
|
(1) Đường thẳng đi qua hai điểm A và B |
(A) |
|
(2) Đoạn thẳng MN |
(B) |
|
(3) Tia At |
(C) |
|
(4) M là trung điểm của đoạn thẳng KL |
(D) |
|
(5) Điểm M nằm giữa hai điểm C và D |
(E) |
|
(6) Đoạn thẳng AB có độ dài 3 cm |
(G) |
|
(H) |
Lời giải:
- Hình (A) là đoạn thẳng AB được chia thành 3 phần bằng nhau. Độ dài mỗi phần bằng 1 cm.
Khi đó, đoạn thẳng AB có độ dài 3 cm.
Do đó, (A) nối với (6).
- Hình (B) là đoạn thẳng AB được chia thành 4 phần bằng nhau. Độ dài mỗi phần bằng 1 cm.
Khi đó, đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.
Nhận thấy: Hình (B) không có hình hình học tương ứng ở cột bên trái.
- Hình (C) là đoạn thẳng KL, điểm M là trung điểm của đoạn thẳng đó.
Hay M là trung điểm của đoạn thẳng KL.
Do đó, (C) nối với (4).
- Hình (D) là một đường thẳng, trên đường thẳng đó ta lấy hai điểm A và B.
Hay đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
Do đó, (D) nối với (1).
- Hình (E) có điểm gốc A và kéo dài về phía t cho ta hình ảnh tia At.
Hay hình (E) cho ta hình ảnh tia At.
Do đó, (E) nối với (3).
- Hình (G) là đoạn thẳng có hai đầu mút là điểm M và N cho ta hình ảnh đoạn thẳng MN.
Do đó, (G) nối với (2).
- Hình (H) là đoạn thẳng CD, điểm M là năm trên đoạn thẳng đó.
Hay M là điểm M nằm giữa hai điểm C và D.
Do đó, (H) nối với (5).
Vậy ta nối như sau:
(1) – D; (2) – G; (3) – E;
(4) – C; (5) – H; (6) – A.
Câu 3 trang 97 - 98 Toán lớp 6 Tập 2: Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học
Hình hình học |
Hình vẽ |
|
(1) Hai đường thẳng a, b cắt nhau |
(A) |
|
(2) Hai đường thẳng song song |
(B) |
|
(3) Điểm B nằm trên đường thẳng b |
(C) |
|
(4) Điểm nằm ngoài đường thẳng |
(D) |
|
(5) Ba điểm thẳng hàng |
(E) |
|
(6) Ba điểm không thẳng hàng |
(G) |
|
(H) |
Lời giải:
- Hình (A) là đường thẳng b và điểm B thuộc đường thẳng đó.
Hay điểm B nằm trên đường thẳng b.
Do đó, (A) nối với (3).
- Hình (B) là một đường thẳng và ba điểm M, P, Q thuộc đường thẳng đó, cho ta hình ảnh ba điểm thẳng hàng.
Do đó, (B) nối với (5).
- Hình (C) là một đường thẳng và ba điểm P, R, Q không cùng nằm trên một đường thẳng đó, cho ta hình ảnh ba điểm không thẳng hàng.
Do đó, (C) nối với (6).
- Hình (D) là hình ảnh đường thẳng b.
Nhận thấy: Hình (D) không có hình hình học tương ứng ở cột bên trái.
Vậy ta nối như sau:
(1) – E; (2) – G; (3) – A;
(4) – H; (5) – B; (6) – C.
Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 8 Chân trời sáng tạo hay khác: