X

Giải Toán lớp 7 Kết nối tri thức

Giải Toán 7 trang 87 Tập 2 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán 7 trang 87 Tập 2 trong Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương Toán lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 87.

Giải Toán 7 trang 87 Tập 2 Kết nối tri thức

Thực hành trang 87 Toán 7 Tập 2: Sử dụng bìa cứng, cắt và gấp một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như Hình 10.3 theo hướng dẫn sau:

Sử dụng bìa cứng, cắt và gấp một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như Hình 10.3

Bước 1. Vẽ hình triển khai của hình hộp chữ nhật theo kích thước đã cho như Hình 10.4.

Sử dụng bìa cứng, cắt và gấp một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như Hình 10.3

Bước 2. Cắt theo viền.

Bước 3. Gấp theo đường màu cam để được hình hộp chữ nhật (H.10.5).

Sử dụng bìa cứng, cắt và gấp một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như Hình 10.3

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn.

Vận dụng 1 trang 87 Toán 7 Tập 2: Hãy cắt và gấp hình lập phương có cạnh 4 cm.

Lời giải:

Thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Vẽ hình triển khai của hình lập phương với độ dài cạnh bằng 4 cm.

Hãy cắt và gấp hình lập phương có cạnh 4 cm

Bước 2. Cắt theo viền.

Bước 3. Gấp theo đường màu cam để được hình lập phương.

Hãy cắt và gấp hình lập phương có cạnh 4 cm

HĐ4 trang 87 Toán 7 Tập 2: Quan sát hình hộp chữ nhật (H.10.6a) và hình triển khai của nó (H.10.6b). Hãy chỉ ra sự tương ứng giữa các mặt của hình hộp chữ nhật với các hình chữ nhật ở hình khai triển. Hình chữ nhật nào ở hình khai triển là các mặt bên, là các mặt đáy?

Quan sát hình hộp chữ nhật (H.10.6a) và hình triển khai của nó (H.10.6b)

Lời giải:

Vì hình chữ nhật (1) có cạnh là b và c nên nó có thể là mặt AA’B’B hoặc CC’D’D. Ta có thể chọn mặt đó là ABB’A’.

Hình chữ nhật (2) có cạnh là a và c nên nó có thể là mặt BB’C’C hoặc mặt AA’D’D. Ta có thể chọn mặt đó là AA’D’D.

Hình chữ nhật (3) có cạnh là b và c nên nó là mặt CC’D’D (do AA’B’B đã chọn là hình (1))

Hình chữ nhật (4) có cạnh là a và c nên nó là mặt BB’C’C (do AA’D’D đã được chọn là hình (2)).

Hình chữ nhật (5) và hình chữ nhật (6) là hai mặt còn lại ABCD và A’B’C’D. Vì hai hình chữ nhật này bằng nhau nên ta chọn hình chữ nhật (5) là A’B’C’D’ và hình chữ nhật (6) là ABCD.

Khi đó, ta có hình vẽ:

Quan sát hình hộp chữ nhật (H.10.6a) và hình triển khai của nó (H.10.6b)

Vậy khai triển của các mặt bên là hình chữ nhật (1); (2); (3); (4).

Khi triển của các mặt đáy là (5); (6).

HĐ5 trang 87 Toán 7 Tập 2: Tính tổng diện tích các hình chữ nhật (1), (2), (3), (4). So sánh kết quả vừa tìm với tích của chu vi đáy và chiều cao của hình hộp chữ nhật.

Lời giải:

Diện tích hình (1) là bc, diện tích hình (2) là ac, diện tích hình (3) là bc, diện tích hình (4) là ac.

Khi đó tổng diện tích các hình (1), (2), (3), (4) là:

ac + bc + bc + ac = 2(ac + bc) = 2(a + b)c.

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là 2(a + b).

Khi đó tích của chu vi đáy và chiều cao của hình hộp chữ nhật là 2(a + b)c.

Vậy hai kết quả vừa tìm được bằng nhau.

Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: