Giải Toán 7 trang 99 Tập 2 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán 7 trang 99 Tập 2 trong Bài 37: Hình lăng trự đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác Toán lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 99.
Giải Toán 7 trang 99 Tập 2 Kết nối tri thức
Bài 10.12 trang 99 Toán 7 Tập 2: Quan sát Hình 10.32 và cho biết, cạnh nào trong các cạnh (1), (2), (3) ghép với cạnh AB để có được hình lăng trụ đứng?
Lời giải:
Ta thấy rằng trong ba cạnh (1), (2), (3) thì cạnh (1) có độ dài bằng với cạnh AB nên cạnh (1) ghép với cạnh AB để có hình lăng trụ đứng.
Bài 10.13 trang 99 Toán 7 Tập 2: Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng trong Hình 10.33.
Lời giải:
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng trên là: (6 + 8 + 10) . 15 = 360 (cm2).
Diện tích đáy của hình lăng trụ đứng trên là: . 6 . 8 = 24 (cm2).
Thể tích của hình lăng trụ đứng trên là: 24 . 15 = 360 (cm3).
Vậy diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng trên là 360 cm2, thể tích của hình lăng trụ đó là 360 cm3.
Bài 10.14 trang 99 Toán 7 Tập 2: Thùng một chiếc máy nông nghiệp có dạng hình lăng trụ đứng tứ giác như Hình 10.34. Đáy của hình lăng trụ đứng này (mặt bên của thùng hàng) là một hình thang vuông có độ dài đáy lớn 3 m, đáy nhỏ 1,5 m. Hỏi thùng có dung tích bao nhiêu mét khối?
Lời giải:
Diện tích đáy của thùng là: . (1,5 + 3) . 1,5 = 3,375 (m2).
Dung tích của thùng là: 3,375 . 2 = 6,75 (m3).
Vậy dung tích của thùng là 6,75 m3.
Bài 10.15 trang 99 Toán 7 Tập 2: Một hình gồm hai hình lăng trụ đứng ghép lại với các kích thước ở Hình 10.35. Tính thể tích của lăng trụ.
Lời giải:
Thể tích của hình lăng trụ tứ giác là: 10 . 8 . 5 = 400 (cm3).
Diện tích đáy của hình lăng trụ tam giác là: . 3 . 10 = 15 (cm2).
Thể tích của hình lăng trụ tam giác là: 15 . 8 = 120 (cm3).
Tổng thể tích của lăng trụ là: 400 + 120 = 520 (cm3).
Vậy tổng thể tích của lăng trụ là 520 cm3.
Bài 10.16 trang 99 Toán 7 Tập 2: Một hộp đựng khẩu trang y tế được làm bằng bìa cứng có dạng một hình hộp chữ nhật, kích thước như Hình 10.36.
a) Hãy tính thể tích của hộp.
b) Tính diện tích bìa cứng dùng để làm hộp (bỏ qua mép dán).
Lời giải:
a) Thể tích của hộp là: 8 . 20 . 10 = 1 600 (cm3).
Vậy thể tích của hộp là 1 600 cm3.
b) Diện tích xung quanh của hộp là: 2 . (20 + 10) . 8 = 480 (cm2).
Diện tích hai đáy của hộp là: 2 . 20 . 10 = 400 (cm2).
Diện tích bìa cứng dùng để làm hộp bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy của hộp.
Do đó diện tích bìa cứng dùng để làm hộp là: 480 + 400 = 880 (cm2).
Vậy diện tích bìa cứng dùng để làm hộp là 880 cm2.
Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 37: Hình lăng trự đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác Kết nối tri thức hay khác: