Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 41 (có đáp án): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Phần 4)
Câu 25. Giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi phải có sự nỗ lực của
A. Quốc gia.
B. Khu vực.
C. Toàn cầu.
D. Mỗi vùng.
Đáp án C.
Giải thích: Giải quyết vấn đề môi trường không phải của riêng một quốc gia, khu vực mà đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn cầu.
Câu 26. Thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay là
A. Xung đột chính trị xảy ra khắp nơi và nạn di cư, di dân mạnh.
B. Tài nguyên bị cạn kiệt, trong khi sản xuất không ngừng mở rộng.
C. Bệnh dịch, nạn thiếu lương thực ngày càng tăng ở nhiều nước.
D. Ô nhiễm môi trường nước và không khí ngày càng tăng nhanh.
Đáp án B.
Giải thích: Thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay là nhiều tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt, trong khi sản xuất xã hội không ngừng được mở rộng.
Câu 27. Danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng là do
A. Thay đổi thói quen sử dụng của con người .
B. Sự cạn kiệt của các tài nguyên khó phục hồi.
C. Nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng cao.
D. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
Đáp án D.
Giải thích: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng. Khoa học kĩ thuật phát triển giúp con người chế tạo hoặc phát hiện ra nhiều nguồn tài nguyên mới, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng các tài nguyên.
Ví dụ:
- Khoa học công nghệ tạo ra nhiều vật liệu mới thay thế (như sợi dẻo tổng hợp, polyme, vật liệu bán dẫn,...).
- Bên cạnh nguồn dầu mỏ truyền thống thì với khoa học kĩ thuật hiện đại, Hoa Kỳ đã phát hiện ra nguồn tài nguyên dầu đá phiến ở dưới sâu lòng đất => bổ sung thêm nguồn năng lượng quan trọng cho thế giới hiện nay.
=> Như vậy, sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng.
Câu 28. Vấn đề khai thác tài nguyên biển ở nước ta đang có xu hướng đẩy mạnh đánh bắt xa bờ là do
A. Thủy sản xa bờ có giá trị cao hơn.
B. Thủy sản xa bờ dễ tiêu thụ hơn.
C. Thủy sản ven bờ suy giảm nghiêm trọng.
D. Thủy sản ven bờ chỉ tiêu thụ trong nước.
Đáp án C.
Giải thích: Đánh bắt thủy sản từ lâu là nguồn thu nhập chính của phần lớn ngư dân nước ta. Nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm, đòi hỏi người dân phải tìm kiếm các ngư trường khác ở ngoài khơi xa để khai thác, điều này cũng đòi hỏi việc đổi mới phương tiện tàu thuyền hiện đại với công suất lớn hơn => Như vậy, biện pháp hợp lí nhất để hạn chế suy giảm thủy sản ven bờ đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế cho ngư dân nước ta là: đầu tư phương tiện đánh bắt hiện đại, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Câu 29. Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do
A. Bị rửa trôi xói mòn.
B. Đốt rừng làm rẫy.
C. Thiếu công trình thuỷ lợi.
D. Không có người sinh sống.
Đáp án C.
Giải thích: Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do thiếu các công trình thủy lợi. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển và kém phát triển ở khu vực châu Phi.
Câu 30. Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về yếu tố nào dưới đây?
A. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
B. Môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.
C. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
D. Phương thức sản xuất, gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.
Đáp án D.
Giải thích: Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về yếu tố phương thức sản xuất, gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.
Câu 31. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Đó là nguyên nhân
A. Môi trường tự nhiên quyết định sự phát triển của xã hội loài người.
B. Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng đối với xã hội loài người.
C. Môi trường tự nhiên không quyết định sự phát triển của xã hội loài người.
D. Môi trường tự nhiên quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người.
Đáp án C.
Giải thích:
- Môi trường tự nhiên có trước và được hình thành cách đây 15 tỷ năm, nhưng nếu không có sự tác động của con người thì nó mãi là điều kiện tự nhiên, không phát huy hết giá trị sử dụng.
- Sự xuất hiện của loài người, từ những phát minh đầu tiên về lửa, nước (cách mạng 1.0) cho đến nguồn năng lượng điện (cách mạng 2.0) đã đưa xã hội loài người phát triển ở thời kì mới, văn minh hơn. Sau đó là cuộc cách mạng điện tử - tin học (3.0), tạo ra nhiều sản phẩm điện tử có giá trị cao trong xử lí truyền dẫn dữ liệu, kết nối con người trên Trái Đất với nhau, hay còn gọi là thế giới phẳng (các vi mạch điện tử, máy tính, điện thoại thông minh…).
- Cho đến nay, một cuộc cách mạng mới được bùng nổ và phát triển ở trình độ cao hơn, đó là cách mạng 4.0 (cách mạng sinh học, năng lương và công nghệ số) -> con người đã tạo ra nhiều sản phẩm vượt trội hơn, các nguồn vật liệu mới, nguyên liệu mới thay thế nguyên liệu tự nhiên; các mô hình nhân tạo thông minh (tạo ra não người; robot thông minh…).
=> Như vậy có thể thấy sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người.
Câu 32. Tại sao hiện nay nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng lên?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Mưa acid.
D. Băng tan.
Đáp án B.
Giải thích: Nguyên nhân hiện nay nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng lên là do hiện tượng hiệu ứng nhà kính, các hoạt động công nghiệp, tàn phá rừng.
Câu 33. Chúng ta phải bảo vệ môi trường là do
A. Không có bàn tay của con người thì môi trường sẽ bị hủy hoại.
B. Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường.
C. Ngày nay không nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người.
D. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Đáp án D.
Giải thích: Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy chúng ta cần bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường tự nhiên.
Câu 34. Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên không khôi phục được là do
A. Khoáng sản có rất ít trên Trái Đất.
B. Sự hình thành phải mất hàng triệu năm.
C. Chỉ có một số nơi mới có khoáng sản.
D. Đây là nguồn tài nguyên rất ít, hiếm có.
Đáp án B.
Giải thích: Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên không khôi phục được là do sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy khi các tài nguyên này bị hao kiệt thì không phục hồi được.
Câu 35. Tài nguyên nước, không khí không bị hao kiệt do
A. Rất nhiều con người không thể sử dụng hết.
B. Có thể tái tạo, tái sử dụng được.
C. Thuộc về tự nhiên nên tự nhiên sẽ sản sinh ra.
D. Ở đâu cũng có và con người có thể tạo ra.
Đáp án A.
Giải thích: Tài nguyên nước, không khí không bị hao kiệt do không khí và nước có lượng rất lớn trên Trái Đất đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên chúng phân bố không đều theo không gian và thời gian nên vẫn có những nơi thiếu hoặc đang bị ô nhiễm nghiệm trọng.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: