Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 16 có đáp án năm 2024


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 16 có đáp án năm 2024

Với bộ Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 16 có đáp án năm 2024 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 10.

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 16 có đáp án năm 2024

BÀI 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN

Câu 1: Sóng biển là

A. hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

B. sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.

C. hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.

D. sự di chuyển của các biển theo các hướng khác nhau.

Lời giải:

Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là

A. dòng biển

B. gió thổi

C. động đất, núi lửa

D. bão

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do gió, gió càng  mạnh, sóng càng to.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Thủy triều được hình thành do

A. Sức hút của thiên thể trong hệ Mặt Trời, chủ yếu là sức hút của Mặt Trời.

B. Sức hút của mặt trời và Mặt Trăng, trong đó sức hút của Mặt Trời là chủ yếu.

C. Chủ yếu do sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng.

D. Sức hút của các thiên thể trong hệ Mặt Trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh.

Lời giải:

Nguyên nhân: thủy triều được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Dao động thủy chiều lớn nhất khi

A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 1200.

B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 450.

C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 900.

D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.

Lời giải:

Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng → sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất (sức hút kết hợp) nên thủy triều lớn nhất, gọi là triều cường, (diễn ra vào ngày 1 và 15 hàng tháng: không trăng, trăng tròn).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Dao động thủy triều nhỏ nhất khi

A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 1200.

B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 450.

C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 900.

D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.

Lời giải:

Khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời năm vuông góc với nhau → sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất giảm (nhỏ nhất) nên thuỷ triều nhỏ nhất, gọi là triều kém (diễn ra vào thời kì thượng huyền và hạ huyền (trăng khuyết): ngày 8 và 23)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: “Thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h” là đặc điểm của loại sóng nào sau đây:

A. sóng thần

B. sóng bạc đầu

C. sóng nội

D. sóng triều

Lời giải:

Sóng thần là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Nguyên nhân hình thành sóng thần là

A. gió biển

B. lực hấp dẫn của các thiên thể

C. động đất, núi lửa

D. hoạt động của bão

Lời giải:

Nguyên nhân hình thành sóng thần là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất?

A. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400gần bờ đông các lục địa chảy về xích đạo.

B. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.

C. Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.

D. Xuất phát từ hai chí tuyến Bắc (Nam) gần bở đông các đại dương chảy về phía cực.

Lời giải:

- Các dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương, chảy về xích đạo.

⇒ + Nhận xét A : các dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các lục địa là không đúng → loại

+ Nhận xét B: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo

-> B đúng

- Nhận xét C: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực ⇒ là sự phân bố của dòng biển nóng ⇒ loại

- Nhận xét D: Xuất phát từ hai chí tuyến Bắc (Nam) gần bờ đông các đại dương chảy về phía cực ⇒ không đúng → loại

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng nhờ lợi dụng hiện tượng nào sau đây?

A. sóng biển

B. dòng biển

C. thủy triều

D. lũ lụt

Lời giải:

Sông Bạch Đằng đổ ra vùng biển khu vực vịnh Bắc Bộ - nơi có chế độ nhật triều điển hình ở nước ta (một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống)

⇒ Lúc nước triều rút, mực nước sông hạ thấp, Ngô Quyền đặt các chông nhọn xuống lòng sông. Triều lên, nước biển dâng → cọc chông bị nước bao phủ (do sông nhiều phù sa nên nước đục). Thuyền quân địch tiến vào khi triều lên, lúc rút quân gặp triều xuống, các chông gai lộ ra và chọc thủng thuyền địch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Nguyên nhân hình thành thủy triều là do

A. sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

B. trọng lực của Trái Đất

C. sóng ngầm dưới đáy đại dương

D. gió biển

Lời giải:

Nguyên nhân hình thành thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời 

Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: