Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí kinh tế lớp 9 có đáp án năm 2023
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí kinh tế lớp 9 có đáp án năm 2023
Với bộ Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí kinh tế lớp 9 có đáp án năm 2023 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 9.
Câu 1 Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?
A. Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng.
B. Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động.
C. Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, gia tăng lạm phát.
D. Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.
Lời giải
Công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế đã giúp nước ta thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2 Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng, đồng băng ven biển miền Trung.
B. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Cửu Long, đồng băng ven biển miền Trung.
D. Đồng bằng Thanh Hóa – Nghệ An, đồng bằng sông Cửu Long.
Lời giải
Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3 Thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta là
A. tôm, cá.
B. tôm, cua.
C. cua, ngọc trai.
D. trai ngọc, cá.
Lời giải
Thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta là tôm, cá.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4 Ở nước ta đất feralit thích hợp nhất để trồng
A. cây công nghiệp lâu năm.
B. cây rau đậu
C. hoa màu.
D. cây lương thực.
Lời giải
Đất feralit thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5 Lĩnh vực dịch vụ nào của nước ta thu hút nhiều công ty nước ngoài đầu tư?
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
B. Quản lí nhà nước, du lịch, giáo dục.
C. Kinh doanh tài sản, dịch vụ sửa chữa.
D. Đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc.
Lời giải
Hoạt động tài chính, ngân hàng là lĩnh vực thu hút nhiều công ty nước ngoài đầu tư
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6 Vận tải đường sông nước ta tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông nào?
A. sông Đà và sông Thái Bình.
B. sông Hồng và sông Cửu Long.
C. sông Mã và sông Cả.
D. sông Đồng Nai và sông La Ngà.
Lời giải
Vận tải đường sông nước ta tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, em hãy cho biết TP Hồ Chí Minh có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người là bao nhiêu?
A. từ 4 đến 8 triệu đồng.
B. từ trên 8 đến 12 triệu đồng .
C. từ trên 12 đến 16 triệu đồng.
D. trên 16 triệu đồng.
Lời giải
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, thành phố Hồ Chí Minh được kí hiệu nền màu hồng trên bản đồ, quan sát bảng chú giải => chỉ ra được TP. Hồ Chí Minh có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người là trên 16 triệu đồng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8 Sự đa dạng về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta được thể hiện ở đặc điểm
A. có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.
B. hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
C. hình thành các trung tâm công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất.
D. có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
Lời giải
Sự đa dạng về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta được thể hiện ở chỗ nước ta có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ hay công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến...
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9 Mặt hàng nào sau đây không phải là hàng xuất khẩu phổ biến nước ta ?
A. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
B. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.
C. Tư liệu sản xuất ( máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu).
D. Hàng nông – lâm – thủy sản.
Lời giải
10 Hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thụ công nghiệp, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng nông – lâm – thủy sản. Nước ta chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) và hàng tiêu dùng cao cấp.
=> Nhận xét: tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) là mặt hàng xuất khẩu của nước ta là không đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10 Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. Góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng tài nguyên.
C.Tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
D. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Lời giải
Cây công nghiệp có vai trò:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...).
- Phát triển cây công nghiệp lâu năm với mô hình nông – lâm kết hợp.. cũng góp phần phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, hạn chế xói mòn sạt lở đất, giữ nước ngầm..=> góp phần bải vệ môi trường.
=> Loại đáp án A, B, C
- Cây công nghiệp lâu năm không đóng vai trò đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
(đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là vai trò của ngành sản xuất lương thực ở nước ta.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11 Sự phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến thực phẩm ở nước ta chủ yếu dựa vào
A. Nguồn lao động có chất lượng cao.
B. Vốn đầu tư lớn.
C.Phương tiện kĩ thuật hiện đại.
D. Nguồn nguyên liệu dồi dào.
Lời giải
Công nghiệp khai khoáng và chế biến thực phẩm của nước ta phát triển chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên giàu có (các mỏ khoáng sản phong phú ở vùng núi phía Bắc và nguồn nguyên liệu từ nông – lâm – ngư nghiệp), các ngành này không đòi hỏi cao về nguồn lao động chất lượng, vốn đầu tư lớn hay kĩ thuật hiện đại.
=> Nguyên liệu dồi dào là cơ sở phát triển các ngành khai khoáng và chế biến thực phẩm ở nước ta.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12 Ngành công nghiệp nào sau đây dựa vào nguồn lao động dồi dào, giá rẻ?
A. Công nghiệp điện tử - tin học.
B. Công nghiệp điện.
C. Công nghiệp hóa chất .
D. Công nghiệp dệt may.
Lời giải
- Công nghiệp điện tử - tin học là ngành sản xuất hiện đại đòi hỏi trình độ lao động và kĩ thuật cao, công nghiệp hóa chất cũng đòi hỏi trình độ khoa học kĩ thuật cao; công nghiệp điện phát triển dựa vào nguồn nhiên liệu (than, dầu mỏ hoặc thủy năng).
=> Loại đáp án A, B, C.
- Công nghiệp dệt may phát triển dựa vào nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, không yêu cầu trình độ lao động cao nhưng đòi hỏi công nhân phải cận thẩn, tỉ mỉ trong các khâu sản xuất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13 Vai trò của công nghiệp chế biến đối với sự phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay không phải là
A. Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.
B. Nâng cao hiệu quả sản xuất.
C. Nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
D. Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.
Lời giải
Công nghiệp nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp, thông qua khâu chế biến sẽ làm tăng giá trị nông sản, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, từ đó thu nhiều lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi đầu ra nông sản được mở rộng và thuận lợi hơn sẽ góp phần ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.
=> Nhận xét A, B, D đúng.
- Việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi chủ yếu dựa vào việc nâng cao độ phì của đât, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lai tạo giống, dịch vụ thú y, phân bón…., không phụ thuộc vào công nghiệp chê biến.
=> Nhận xét C không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14 Ý nào sau đây không đúng về nguyên nhân làm cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?
A. Có vị trí đặc biệt thuận lợi.
B. Là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.
C. Hai thành phố đông dân nhất nước ta.
D. Có rất ít tài nguyên du lịch.
Lời giải
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất nước ta. Nguyên nhân vì: đây là hai đầu mối giao thông vận tải của cả nước, có vị trí thuận lợi cho giao lưu trao đổi kinh tế; là hai trung tâm kinh tế- công nghiệp lớn nhất nước ta; đây cũng là 2 thành phố có dân cư đông đúc nhất cả nước (quy mô dân số trên 1 triệu người, mật độ dân số trên 2000 người/km2), tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng (các di tích, chùa, lễ hội, trung tâm văn hóa, thương mại….) thu hút nhiều du khách tới tham quan. => Do vậy các nhu cầu trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế và các sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống rất lớn. => loại A, B, C
=> Nhận xét hai thành phố này có rất ít tài nguyên du lịch là không đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15 Cho bảng số liệu:
Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình vận tải (Đơn vị: nghìn tấn)
Nhận định nào sau đây đúng về khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải nước ta giai đoạn 1995 - 2015
A. Khối lượng vận chuyển của tất cả các loại hình giao thông đều tăng.
B. Ngành đường sông có khối lượng vận chuyển tăng nhanh và ổn định nhất.
C. Khối lượng vận chuyển của ngành đường bộ năm 2015 tăng 9,6 lần so với năm 1995.
D. Ngành đường hàng không có khối lượng vận chuyển tăng chậm nhất.
Lời giải
Nhận xét:
- Khối lượng vận chuyển của đường sắt nhìn chung có tăng lên nhưng còn biến động ở giai đoạn năm 2005 – 2010 (giảm xuống) => nhận xét tất cả các loại hình giao thông đều tăng liên tục là không đúng
=> nhận xét A không đúng => loại A
- Giai đoạn 1995 – 2015:
+ Ngành đường sông có khối lượng vận chuyển tăng 5,4 lần.
+ Ngành hàng không có khối lượng vận chuyển gấp 7,2 lần.
+ Ngành đường bộ có khối lượng vận chuyển tăng 9,6 lần
=> Nhận xét B và D không đúng => loại B, D; nhận xét C đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các tuyến giao thông Bắc – Nam ở nước ta là
A. Vị trí địa lí giáp biển Đông, gần các tuyến hàng hải hàng không quốc tế.
B. Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam, có dải đồng bằng ven biển.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam.
D. Kinh tế hai miền Bắc – Nam phát triển nên nhu cầu trao đổi hàng hóa lớn.
Lời giải
Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam, lại có dải đồng bằng ven biển nên thuận lợi cho xây dựng các tuyến giao thông Bắc – Nam như các tuyến đường bộ (quốc lộ 1A), đường sắt (đường sắt Thông Nhất) chạy dọc lãnh thổ phía đông.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17 Thách thức lớn nhất đối với sự phát triển nền công nghiệp nước ta khi gia nhập WTO là
A. Trình độ nguồn lao động còn thấp.
B. Cơ sở hạ tầng yếu kém.
C. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
D. Sự cạnh tranh trên thị trường.
Lời giải
Thách thức lớn nhất đối với sự phát triển nền công nghiệp nước ta khi gia nhập WTO là sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế và cả thị trường nội địa. Đối với thị trường quốc tế, các mặt hàng công nghiệp nước ta phải đầu tư kĩ thuật công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lí mới có thể đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính trên thế giới, cạnh tranh ngang hàng với các nước khác. Đối với thị trường nội địa, hàng hóa các nước bạn cũng tràn sang nước ta với số lượng lớn, đặc biệt các mặt hàng từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, nếu không nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã kết hợp giá cả hợp lí thì hàng hóa trong nước cũng khó cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Đáp án cần chọn là: D