Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 14 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 14 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 14 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 14. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam - Kết nối tri thức

Câu 1. Một trong những cơ sở dẫn đến sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là

A. yêu cầu thống nhất các vùng lãnh thổ thành một quốc gia.

B. yêu cầu tập trung lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. tham vọng xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.

D. nhu cầu mở rộng giao lưu buôn bán với các nước láng giềng.

Câu 2. Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ khi nào?

A. Từ thời Văn Lang - Âu Lạc.

B. Từ thời Bắc thuộc.

C. Từ thời Lý - Trần - Hồ.

D. Từ thời Đàng Trong - Đàng Ngoài.

Câu 3. Một trong những chính sách củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam là

A. gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc vùng biên giới.

B. chia ruộng đất trong cả nước cho mọi tầng lớp nhân dân.

C. xóa bỏ mọi tô thuế cho các dân tộc thiểu số ở miền núi.

D. luôn dùng quân sự buộc các tù trưởng miền núi thần phục.

Câu 4. Truyền thuyết nào sau đây có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam?

A. Sơn Tinh - Thủy Tinh.

B. Mị Châu - Trọng Thủy.

C. Con Rồng cháu Tiên.

D. Thánh Gióng.

Câu 5. Ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được tập trung trong tổ chức nào sau đây?

A. Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.

B. Mặt trận Liên Việt.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 6. Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.

B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.

C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.

D. Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công.

Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc.

B. Là nền tảng để liên minh với các dân tộc láng giềng.

C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội.

D. Là cơ sở để giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Câu 8. Một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay là

A. sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. tác động của xu thế toàn cầu hóa.

C. sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

D. tác động của cục diện đa cực, nhiều trung tâm.

Câu 9. Ba nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay là

A. bình đẳng, tự quyết và tương trợ nhau cùng phát triển.

B. đoàn kết, dân chủ và bình đẳng giữa các dân tộc.

C. bình đẳng, chủ quyền và quyền tự quyết của mỗi dân tộc.

D. đoàn kết, bình đẳng và tương trợ nhau cùng phát triển.

Câu 10. Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là

A. tính toàn diện.

B. tính dân chủ.

C. tính dân tộc.

D. tính cụ thể.

Câu 11. Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào sau đây?

A. Phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

C. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

D. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.

Câu 12. Nội dung bao trùm của chính sách dân tộc mà Nhà nước Việt Nam triển khai trên lĩnh vực văn hóa là

A. tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa bên ngoài.

B. xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

C. xây dựng nền văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.

D. chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?

A. Bình đẳng.

B. Đoàn kết.

C. Quyền tự quyết của mỗi dân tộc.

D. Tương trợ nhau cùng phát triển.

Câu 14. Một trong những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực an ninh quốc phòng là

A. giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người.

B. củng cố và mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biển.

C. giữ gìn và củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng.

D. tôn vinh những giá trị truyền thống của các dân tộc.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?

A. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

B. Chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

C. Tăng cường quan hệ đối ngoại với các cường quốc trên thế giới.

D. Xây dựng chính sách xã hội phù hợp với tập quán của các dân tộc.

Trắc nghiệm Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ X TCN đến đầu Công nguyên.

B. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

Câu 2. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì

A. hình thành nền văn minh Đông Nam Á.

B. phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á.

C. suy thoái của văn minh Đông Nam Á.

D. văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì cận đại.

Câu 3. Trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á?

A. Sự xâm chiếm và cai trị của người Mãn.

B. Quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây.

C. Sự giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực.

D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Câu 4. Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?

A. Tín ngưỡng thờ Chúa.

B. Tín ngưỡng phồn thực.

C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.

D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Câu 5. Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ những quốc gia nào?

A. Trung Quốc và Ấn Độ.

B. A-rập và Ai Cập.

C. Ba Tư và Ấn Độ.

D. Trung Quốc và Nhật Bản.

Câu 6. Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?

A. Con đường áp đặt tôn giáo.

B. Con đường thương mại biển.

C. Con đường bành trướng xâm lược.

D. Con đường buôn bán đường bộ.

Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?

A. Mang đậm ảnh hưởng từ bên ngoài.

B. Mang màu sắc tôn giáo rõ nét.

C. Là tín ngưỡng của cư dân du mục.

D. Lệ thuộc và gắn bó với thiên nhiên.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.

B. Khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.

D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.

Câu 9. Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?

A. Chữ Chăm cổ.

B. Chữ Khơ-me cổ.

C. Chữ Miến cổ.

D. Chữ Nôm.

Câu 10. Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?

A. Chữ Chăm cổ.

B. Chữ Hán.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ giáp cốt.

Câu 11. Cư dân các nước Đông Nam Á tiếp nhận chữ viết cổ Ấn Độ, Trung Quốc và sáng tạo thành chữ viết của mình nhằm mục đích gì?

A. Ghi ngôn ngữ bản địa của mình.

B. Dùng làm ngôn ngữ liên quốc gia.

C. Làm phong phú tiếng Hán và tiếng Phạn.

D. Chứng minh sự khác biệt giữa các tiếng.

Câu 12. Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?

A. Thái Lan.

B. Lào.

C. Cam-pu-chia.

D. Việt Nam.

Câu 13. Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.

C. Mi-an-ma.

D. Ma-lai-xi-a.

Câu 14. Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?

A. Hin-đu giáo.

B. Phật giáo.

C. Nho giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 15. Nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng rõ nét của những quốc gia nào?

A. Ai Cập và Lưỡng Hà.

B. Hy Lạp và La Mã.

C. A-rập và Ba Tư.

D. Ấn Độ và Trung Quốc.

Lưu trữ:


Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam(sách cũ)

Câu 1. Thời gian xuất hiện của nền văn hóa Đông Sơn là

A. Đầu thiên niên kỉ II TCN

B. Giữa thiên niên kỉ I TCN

C. Đầu thiên niên kỉ I TCN

D. Thế kỉ I TCN

Câu 2. Chất liệu để chế tác công cụ lãnh đạo phổ biến của cư dân Đông Sơn là

A. Đồng thau, bắt đầu có sắt

B. Đồng đỏ và đồng thau

C. Đồng đỏ và sắt

D. Đồng và sắt

Câu 3. Công cụ lãnh đạo bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ

A. Khai thác vùng đồng bằng châu thổ ven sông thành những cánh đồng màu mỡ để phát triển nghề nông trồng lúa nước

B. Khai phá, biến vùng đất đai khô rắn ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao

C. Lựa chọn cây lúa nước là cây trồng chính

D. Sống định cư lâu dài trong các làng bản

Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng hoạt động kinh tế chính trị của cư dân Đông Sơn?

A. Nghề nông trồng lúa nước

B. Săn bắn, chăn nuôi, đánh cá

C. Buôn bán

D. Nghề thủ công

Câu 5. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên

A. Nông nghiệp trồng lúa nước

B. Phát triển một số nghề thủ công

C. Có hoạt động buôn bán, trao đổi giữa các vùng

D. Xuất hiện phân công lãnh đạo giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp

Câu 6. Nghề thủ công nổi tiếng của cư dân Đông Sơn là

A. Đúc đồng

B. Đục đá, khảm trai

C. Làm đồ gốm

D. Chế tác đồ thủy tinh, dệt vải

Câu 7. Ý nào phản ánh không đúng những biến đổi trong xã hội thời Đông Sơn

A. Sự giải thể của công xã thị tộc

B. Sự ra đời của công xã nông thôn (làng, xóm)

C. Xuất hiện gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ

D. Mâu thuẫn xã hội nảy sinh

Câu 8. Ý nào nhận xét đúng về tình hình xã hội thời Đông Sơn so với thời Phùng Nguyên?

A. Đã có sự phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo

B. Mức độ phân hóa xã hội ngày càng phổ biến hơn

C. Sự phân hóa xã hội chưa thật sâu sắc

D. Sự phân hóa xã hội phổ biến hơn chưa thật sâu sắc

Câu 9. Nền văn hóa là tiền đề cho sự ra đời của quốc gia Văn Lang là

A. Văn hóa Hòa Bình

B. Văn hóa Đông Sơn

C. Văn hóa Hoa Lộc

D. Văn hóa Sa Huỳnh

Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng cơ sở dân đến sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

A. Yêu cầu phát triển việc buôn bán với các tộc người khác

B. Yêu cầu của hoạt động thị thủy và thủy lợi để phục vụ nông nghiệp

C. Yêu cầu của công cuộc chống giặc ngoài xâm

D. Những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

❮ Bài trước Bài sau ❯