Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5 Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo (có đáp án)


Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5 Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 5: khái niệm văn minh. một số nền văn minh phương đông thời kì cổ - trung đại - Kết nối tri thức

Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:

“…… là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt quan trình độ của thời kì dã man”.

A. Văn minh.

B. Văn tự.

C. Văn vật.

D. Văn hiến.

Câu 2. Nội dung nào sau đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh?

A. Khi nền công nghiệp xuất hiện.

B. Khi con người được hình thành.

C. Khi nhà nước xuất hiện.

D. Khi nền nông nghiệp ra đời.

Câu 3. Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là

A. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.

B. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.

C. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa và Hy Lạp.

D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 4. Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là

A. Hy Lạp và La Mã.

B. Ấn Độ và Trung Hoa.

C. Ai Cập và Lưỡng Hà.

D. La Mã và A-rập.

Câu 5. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì nào của lịch sử văn minh thế giới?

A. Thời kì cổ đại.

B. Thời kì trung đại.

C. Thời kì cận đại.

D. Thời kì hiện đại.

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa văn hóa và văn minh?

A. Chỉ là những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra.

B. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo trong lịch sử.

C. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.

D. Là toàn bộ giá trị vật chất của con người từ khi xuất hiện đến nay.

Câu 7. Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?

A. Sông Ấn.

B. Sông Hằng.

C. Sông Ti-grơ.

D. Sông Nin.

Câu 8. Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Ai Cập cổ đại là

A. buôn bán đường biển.

B. sản xuất nông nghiệp.

C. sản xuất thủ công nghiệp.

D. buôn bán đường bộ.

Câu 9. Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là

A. chữ Hán.

B. chữ hình nêm.

C. chữ La-tinh.

D. chữ tượng hình.

Câu 10. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là

A. kim tự tháp.

B. chùa hang.

C. nhà thờ.

D. tượng Nhân sư.

Câu 11. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?

A. Sông Nin và sông Ấn.

B. Hoàng Hà và Trường Giang.

C. Sông Ấn và sông Hằng.

D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phơ-rát.

Câu 12. Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?

A. Phật giáo và Hin-đu giáo.

B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.

C. Đạo giáo và Hồi giáo.

D. Nho giáo và Phật giáo.

Câu 13. Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?

A. Hắc Long và Mê Công.

B. Hoàng Hà và Trường Giang.

C. Dương Tử và Mê Công.

D. Hắc Long và Trường Giang.

Câu 14. Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo thể chế nào?

A. Dân chủ chủ nô.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Dân chủ tư sản.

Câu 15. Bốn phát minh lớn về kĩ thuật của người Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là

A. bản đồ, la bàn, thuốc nổ và kĩ thuật làm giấy.

B. kĩ thuật làm giấy, cánh buồm, bánh xe và la bàn.

C. kĩ thuật đóng tàu, giấy, khuôn in và thuốc súng.

D. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

Trắc nghiệm Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:

“...... là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.”

A. Văn vật.

B. Văn hiến.

C. Văn hóa.

D. Văn minh.

Câu 2. Văn minh là gì?

A. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra.

B. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa.

C. Là toàn bộ giá trị tinh thần của loài người trong lịch sử.

D. Là những hoạt động của con người trong quá khứ.

Câu 3. Đối lập với văn minh là

A. dã man.

B. văn hiến.

C. văn hóa.

D. văn vật.

Câu 4. Văn hóa xuất hiện cùng với sự xuất hiện của

A. nhà nước.

B. chữ viết.

C. Trái Đất.

D. loài người.

Câu 5. Khi nào thì nhân loại bước vào thời kì văn minh?

A. Khi công cụ bằng đá ra đời.

B. Khi Nhà nước và chữ viết ra đời.

C. Khi con người xuất hiện trên Trái Đất.

D. Khi con người biết trồng trọt.

Câu 6. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa văn hóa và văn minh?

A. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.

B. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong lịch sử.

C. Chỉ là những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra.

D. Là toàn bộ giá trị vật chất của loài người từ khi xuất hiện đến nay.

Câu 7. Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là

A. Ấn Độ, Trung Hoa, A-rập và Ai Cập.

B. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.

C. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.

D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 8.Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là

A. Ấn Độ và Trung Hoa.

B. Hy Lạp và La Mã.

C. Ai Cập và Lưỡng Hà.

D. Ấn Độ và La Mã.

Câu 9. Các nền văn minh cổ đại phương Đông đều được hình thành ở

A. những vùng cao nguyên.

B. các vũng vịnh ven biển.

C. lưu vực các con sông lớn.

D. vùng đồng bằng ven biển.

Câu 10. Nền văn minh cổ đại nào sau đây ra đời sớm nhất?

A. Văn minh Lưỡng Hà cổ đại.

B. Văn minh Hy Lạp cổ đại.

C. Văn minh Ai Cập cổ đại.

D. Văn minh Ấn Độ cổ đại.

Câu 11. Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới được hình thành ở những khu vực nào?

A. Đông Nam Á và châu Âu.

B. Đông Á và Đông Bắc châu Âu.

C. Tây Âu và Đông Bắc châu Á.

D. Đông Bắc châu Phi và Tây Á.

Câu 12. Văn minh Phục hưng là nền văn minh tiêu biểu trong thời kì trung đại của khu vực nào?

A. Tây Âu.

B. Đông Á.

C. Bắc Phi.

D. Nam Âu.

Câu 13. Thành tựu văn hóa nào sau đây không phải là biểu hiện của văn minh?

A. Thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế.

B. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc).

C. Đền Pác-tê-nông (Hy Lạp cổ đại).

D. Đồ trang sức của người nguyên thủy.

Câu 14. Yếu tố quyết định đến sự ra đời sớm của văn minh phương Đông cổ đại là

A. điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

B. con người biết sử dụng công cụ lao động bằng kim loại.

C. tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thủy sớm hình thành.

D. đời sống vật chất và tinh thần của con người phong phú.

Câu 15. Văn hóa có điểm gì khác biệt so với văn minh?

A. Có sự đối lập với dã man, nguyên thủy.

B. Phản ánh giai đoạn phát triển cao của xã hội.

C. Chỉ ra đời khi Nhà nước và chữ viết xuất hiện.

D. Là toàn bộ giá trị mà con người sáng tạo ra.

Lưu trữ:


Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5: Trung quốc thời phong kiến (sách cũ)

Câu 1. Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?

A. Tần       B. Hán

C. Sở      D. Triệu

Câu 2. Trung Quốc được thống nhất vào năm nào?

A. 221 TCN      B. 212 TCN

C. 206 TCN      D. 122 TCN

Câu 3. Vua Tần xưng là

A. Vương      B. Hoàng đế

C. Đại đế      D. Thiên tử

Câu 4. Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước là

A. Thừa tướng và Thái úy

B. Tể tướng và Thái úy

C. Tể tưởng và Thừa tướng

D. Thái úy và Thái thú

Câu 5. Hoàng đế Trung Hoa chia đất nước thành

A. Phủ, huyện      B. Quận huyện

C. Tỉnh, huyện      D. Tỉnh đạo

Câu 6. Thành phần nào không phải là kết quả do sự phân hóa của giai cấp nông dân dưới thời Tần mà ra?

A. Một bộ phận giàu có

B. Nông nô

C. Nông dân tự canh

D. Nông dân lĩnh canh

Câu 7. Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần?

A. Địa chủ

B. Nông dân tự canh

C. Nông dân lĩnh canh

D. Lãnh chúa

Câu 8. Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lính canh dưới thời Tần?

A. Tài sản nói chung      B. Ruộng đất

C. Vàng bạc      D. Công cụ sở hữu

Câu 9. Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là

A. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã

B. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân tự canh

C. Quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô

D. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh

Câu 10. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi

A. Quan hệ vua – tôi được xác lập

B. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập

C. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập

D. Vua Tần xưng là Hoàng đế

Câu 11. Điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Tần, Hán là gì?

A. Trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh

B. Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và bước đầu được củng cố

C. Đây là chế độ quân chủ chuyên chú trung ương tập quyền

D. Hai triều đại này điều thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ

Câu 12. Các triều đại Tần – Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì nào trong lịch sử Việt Nam?

A. Thời nhà nước Văn Lang

B. Cuối thời Văn Lang và thời Âu lạc

C. Thời kì tiền Văn Lang – Âu Lạc

D. Thời Bắc thuộc

Câu 13. Ý nào không phản ánh đúng điểm nổi bật của tình hình Trung Quốc cuối thời Tần và cuối thời Hán?

A. Các thế lực cát cứ, tranh giành quyền lực lẫn nhau

B. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, nông dân khắp nơi nổi dậy đấu tranh

C. Nạn ngoại xâm

D. Các triều Tần, Hán suy yếu rồi sụp đổ

Câu 14. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là

A. Chế độ quân điền

B. Chế độ tỉnh điển

C. Chế độ tô, dung, điệu

D. Chế độ lộc điền

Câu 15. Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là

A. Nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch

B. Nhà nước thực hiện chế độ quân điền

C. Nhà nước thực hiện chế độ tô, dung, điệu

D. Áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

❮ Bài trước Bài sau ❯