200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (có lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Lịch sử 10 giúp bạn học tốt môn Lịch sử hơn.
200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII có lời giải
Câu hỏi trắc nghiệm những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII(có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII (có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII (có lời giải)
Câu 1:
Năm 1527, vương triều Mạc được thành lập là do
A. các tướng lĩnh triều Lê sơ suy tôn Mạc Đăng Dung làm vua
B. vua Lê tự nguyện nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung
C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi
D. nhà Minh ép vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung
Câu 2:
Trong những năm đầu thành lập, nhà Mạc đã xây dựng chính quyền theo mô hình nào?
A. Theo mô hình nhà nước thời Lý – Trần
B. Theo mô hình cũ của triều Lê sơ
C. Theo mô hình cũ thời Tiền Lê
D. Theo mô hình của nhà Minh ở Trung Quốc
Câu 3:
Nhà Mạc tập trung xây dựng một lực lượng quân đội mạnh nhằm đích chính là
A. chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh
B. chuẩn bị đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra
C. chuẩn bị chiến tranh xâm lược các nước láng giềng
D. mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam
Câu 4:
Thế kỉ XVI, nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bởi cục diện
A. Nam triều – Bắc triều
B. vua Lê – chúa Trịnh
C. Đàng Ngoài – Đàng Trong
D. họ Trịnh – họ Nguyễn
Câu 5:
Chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc với sự thất bại của
A. nhà Lê
B. nhà Nguyễn
C. nhà Trịnh
D. nhà Mạc
Câu 6:
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, điều kiện khiến cho chúa Trịnh lấn át quyền vua Lê là
A. thế lực của vua Lê ngày càng yếu
B. vua Lê đồng ý trao quyền lực cho chúa Trịnh
C. họ Trịnh có công chính trong việc đánh đổ nhà Mạc
D. nhà Lê không được quan lại và nhân dân ủng hộ như trước
Câu 7:
Cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến kéo dài trong gần 50 năm của thế kỉ XVII ở nước ta là
A. chiến tranh Nam – Bắc triều
B. chiến tranh Trịnh – Nguyễn
C. chiến tranh Trịnh – Lê
D. chiến tranh Lê – Nguyễn
Câu 8:
Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII là
A. sông Mã
B. sông La
C. sông Gianh
D. sông Bến Hải
Câu 9:
Nội dung nào không phản ánh đúng những biến đổi lớn của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Triều Lê sơ tiến hành cải cách hành chính
B. Cục diện Nam triều – Bắc triều
C. Cục diện Đàng Trong – Đàng Ngoài
D. Cục diện vua Lê – chúa Trịnh
Câu 10:
Đất nước ta bị chia cắt trong những thế kỉ XVI – XVIII là do
A. nhu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới
B. sự tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến trong nước
C. sự phát triển của các vùng miền đất nước theo các chiều hướng khác
D. những tác động của tình hình thế giới đến nước ta
Câu 1:
Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm của nông nghiệp nước ta cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI?
A. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ, quan lại
B. Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất
C. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra
D. Nông nghiệp tương đối phát triển ở Đàng Trong
Câu 2:
Sau thời kì loạn lạc kéo dài, tình hình nông nghiệp nước ta dần ổn định phát triển trở lại vào thời gian nào?
A. Nửa đầu thế kỉ XV
B. Nửa cuối thế kỉ XVI
C. Nửa đầu thế kỉ XVII
D. Nửa cuối thế kỉ XVII
Câu 3:
Đến thế kỉ XVII, lãnh thổ đất nước ta được mở rộng về phía
A. Tây
B. Bắc
C. Đông
D. Nam
Câu 4:
Những nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. nghề làm gốm, sứ, dệt vải lụa
B. nghề rèn sắt, đúc đồng
C. nghề làm giấy, làm đồ trang sức
D. nghề in bản gỗ, làm đồng hồ
Câu 5:
Điểm mới của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. có nhiều làng nghề thủ công
B. thủ công nghiệp nhà nước chiếm ưu thế
C. một số thợ giỏi đã họp nhau tại các đô thị, lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng
D. hàng thủ công của nước ta đã được buôn bán đến nhiều nước
Câu 6:
Câu ca sau chứng tỏ điều gì?
"Đình Bảng bán ấm, bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông".
A. Sự phát triển của thủ công nghiệp
B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới
C. Sự giao lưu buôn bán trong nước ngày càng phát triển
D. Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa
Câu 7:
Điểm mới của thương nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. xuất hiện các chợ họp theo phiên
B. xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng
C. thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán
D. có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong khu vực
Câu 8:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngoại thương ở nước ta phát triển mạng mẽ trong các thế kỉ XVI – XVIII là gì?
A. Do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn
B. Do sản phẩm thủ công ngày càng nhiều đã thu hút các thương nhiên nước ngoài đến buôn bán
C. Do nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán với bên ngoài
D. Do chính quyền Trịnh, Nguyễn đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước ngoài
Câu 9:
Nét mới về ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. đã xuất hiện những thương nhân đến từ châu Âu
B. Đàng Trong đã hình thành các thương cảng lớn nhất đất nước
C. sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài
D. sự ra đời của những đội thuyền lớn để buôn bán với châu Âu
Câu 10:
Từ giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta dần suy yếu vì
A. giai cấp thống trị chuyển sang ăn chới, hưởng thụ
B. chúa Trịnh, chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương do tình hình chính trị
C. chính sách thuế khóa ngày càng phức tạp, quan lại sách nhiễu
D. bị cạnh tranh bởi các nước trong khu vực
Câu 11:
Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. Phố Hiến (Hưng Yên)
B. Hội An (Quảng Nam)
C. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)
D. Kinh Kì (Kẻ Chợ)
Câu 12:
Trung tâm trao đổi, buôn bán sầm uất nhất Đàng Trong thế kỉ XVIII là
A. Hội An (Quảng Nam)
B. Nước Mặn (Bình Định)
C. Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh)
D. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)
......................................................................
......................................................................
......................................................................