Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 có đáp án năm 2023
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 có đáp án năm 2023
Tài liệu tổng hợp 300 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 năm 2021 chọn lọc, có đáp án chi tiết với các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng được biên soạn theo từng bài học sẽ giúp học sinh ôn luyện, củng cố lại kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Lịch Sử 6.
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 1, 2 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 3 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 4 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 5 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 6 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 7 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 8 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 9 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 10 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 11 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 12 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 13 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 14, 15 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 16 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 17 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 18 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 19, 20 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 21, 22 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 23 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 24 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 25 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 26 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 27 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 28 có đáp án năm 2023
Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 1, 2 có đáp án
Câu 1: Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào?
A. Sử học
B. Khảo cổ học
C. Việt Nam học
D. Cơ sở văn hóa
Lời giải
Lịch sử là một khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng để tạo ra trình tự phát triển của lịch sử là gì?
A. Xác định không gian diễn ra các sự kiện
B. Xác định chủ thể của sự kiện đã diễn ra
C. Xác định mối quan hệ giữa các sự kiện
D. Sắp xếp các sự kiện xảy ra theo thời gian
Lời giải
Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian. Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Tư liệu truyền miệng mang đặc điểm gì nổi bật?
A. Bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.
B. Chỉ là những tranh, ảnh
C. Bao gồm di tích, đồ vật của người xưa
D. Là các văn bản ghi chép
Lời giải
Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện, lời mô tả được truyền từ đời này sang đời khác ở nhiều dạng khác nhau
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Các dân tộc trên thế giới có mấy cách làm lịch chính?
A. một cách
B. hai cách
C. ba cách.
D. bốn cách.
Lời giải
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực có cách làm lịch riêng. Nhìn chung có hai cách chính:
- Dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất (âm lịch).
- Dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời (dương lịch).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Các dân tộc trên thế giới đều sử dụng chung một bộ lịch là
A. Công lịch
B. Âm lịch
C. Lịch tôn giáo
D. Lịch tài chính
Lời giải
Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Nguyên nhân chính nào khiến xã hội loài người không ngừng biến đổi và phát triển?
A. Sự sáng tạo không ngừng của con người.
B. Sự tiến hóa tự nhiên của con người qua thời gian.
C. Sự đoàn kết giữa các dân tộc giúp nâng cao đời sống
D. Con người tìm ra nhiều vật liệu xây dựng mới.
Lời giải
Trong quá trình tồn tại con người lao động, sáng tạo không ngừng để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ cho cuộc sống của mình => thúc đẩy xã hội loài người không ngừng biến đổi và phát triển
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Cơ sở nào để con người xác định được thời gian và tạo ra lịch?
A. Quan sát sự vận động của mặt trăng, mặt trời
B. Đếm số ngày trong một năm.
C. Quan sát các hiện tượng xã hội.
D. Dựa trên lịch của người nguyên thủy
Lời giải
Thời xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi, lặp lại một cách thường xuyên như: hết sáng đến tối, hết mùa màng đên mùa lạnh, ... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Yếu tố nền tảng nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?
A. Tư liệu truyền miệng
B. Tư liệu hiện vật
C. Tư liệu chữ viết
D. Các bài nghiên cứu khoa học
Lời giải
Các yếu tố nền tảng giúp con người phục dựng lại lịch sử một cách thuận lợi và chân thực là:
- Tư liệu truyền miệng: những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này sang đời khác dưới nhiều dạng khác nhau
- Tư liệu hiện vật: những di tích, đồ vật của người xưa vẫn được giữ lại đến hiện tại
- Tư liệu chữ viết: những bản ghi, sách vở chép tay hay những bản khắc
=> Đáp án D: các bài nghiên cứu khoa học thực chất là một hình thứcphục dựng lại lịch sử của con người
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Đâu không phải là điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người là
A. thời gian hoạt động
B. các hoạt động
C. tính cá nhân
D. mối quan hệ với cộng đồng
Lời giải
Điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người:
- Thời gian hoạt động: lịch sử của một con người ngắn ngủ hơn rất nhiều so với thời gian vận động của xã hội loài người
- Các hoạt động: hoạt động của một người trong quá trình tồn tại không thể đa dạng bằng các hoạt động của xã hội loài người
- Tính chất: lịch sử một người mang tính chất cá nhân; lịch sử xã hội loài người mang tính chất cộng đồng
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Cho sự kiện sau: - Bính Thìn- Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương Hãy tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện trên so với năm nay (2018).
A. 1002 năm, 10 thế kỉ.
B. 1003 năm, 11 thế kỉ.
C. 1001 năm, 10 thế kỉ.
D. 1003 năm, 10 thế kỉ
Lời giải
Số năm: 2018 - 1016 = 1002 năm.
Số thế kỉ: 21- 11 = 10 thế kỉ
Đáp án cần chọn là: A
Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 3 có đáp án
Câu 1: Tổ chức xã hội của người tối cổ có điểm gì nổi bật?
A. sống thành một nhóm gia đình, có người đứng đầu.
B. sống thành nhiều nhóm gia đình, có người đứng đầu.
C. sống thành từng bầy, gồm vài chục người, trong hang động, mái đá.
D. sống thành từng gia đình, trong hang động, mái đá, hoặc ngoài trời.
Lời giải
Người tối cổ sống thành từng bầy khoảng vài chục người, trong các hang động, mái đá hoặc dưới những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Đặc điểm cơ bản của chế độ thị tộc là gì?
A. nhóm người có chung dòng máu sống riêng biệt, không hợp tác kiếm sống.
B. nhóm người hơn 10 gia đình không có quan hệ huyết thống, sống cùng nhau
C. nhóm người gồm vài gia đình, có quan hệ họ hàng, sống chung với nhau.
D. tập hợp vài gia đình sống ở cùng địa bàn, hợp tác để kiếm sống
Lời giải
Thị tộc là những người cùng họ, gồm 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu (có quan hệ gần gũi với nhau) sống cùng nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Sản phẩm dư thừa tạo ra trong xã hội nguyên thủy được phân chia như thế nào?
A. Chia đều sản phẩm dư thừa cho mọi người.
B. Người đứng đầu thị tộc chiếm giữ.
C. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.
D. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.
Lời giải
Nhờ công cụ bằng kim loại, người ta đã làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác đã trở nên giàu có, thường là những người đứng đầu thị tộc. Đây chính là hình thức giải quyết những sản phẩm dư thừa trong xã hội nguyên thủy và là nguyên nhân xuất hiện tư hữu và sự phân biệt giàu – nghèo sau đó.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Theo quan điểm của Đác-uyn, loài người tiến hóa từ
A. một loài khỉ
B. một loài vượn cổ
C. một loài tinh tinh
D. một loài đười ươi
Lời giải
Người tối cổ tiến hóa từ vượn cổ cách đấy khoảng 3-4 triệu năm trước đây
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Người tối cổ không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước cầm nắm
B. Sống bằng việc săn bắt, hái lượm
C. Biết sử dụng những cành cây, hòn đá làm công cụ
D. Tổ chức xã hội là thị tộc bộ lạc
Lời giải
Đặc điểm của người tối cổ bao gồm:
- Biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước cầm nắm, thể tích não nhỏ, trên người vẫn còn một lớp lông mỏng
- Biết sử dụng cành cây và hòn đá làm công cụ
- Sống bằng việc săn bắt, hái lượm từ tự nhiên
- Tổ chức xã hội: bầy người nguyên thủy
=> Đáp án D: là tổ chức xã hội của người tinh khôn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành người tối cổ là
A. Từ vượn cổ phát triển thành người
B. Từ người tối cổ phát triển thành người tinh khôn
C. Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới
D. Sự hình thành các quốc gia dân tộc trên thế giới
Lời giải
Cách đây khoảng 4 vạn năm, loài người đã có một bước nhảy vọt thứ hai là chuyển biến từ người tối cổ thành người tinh khôn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của người tinh khôn?
A. Biết trồng trọt chăn nuôi
B. Đứng thẳng hoàn toàn.
C. Thể tích não phát triển
D. Sống thành bầy
Lời giải
Đặc điểm của người tình khôn bao gồm:
- Về hình dáng: đứng thẳng hoàn toàn; đứng thẳng hoàn toàn; thể tích não phát triển; đôi bàn tay khéo léo, linh hoạt
- Về đời sống vật chất- tinh thần: biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải từ sợi vỏ cây, biết làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ
- Về tổ chức xã hội: thị tộc
=> Đáp án D: là tổ chức xã hội của người tối cổ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ý nào sau đây cho thấy sự phát triển về đời sống của người tinh khôn so với người tối cổ?
A. biết săn bắt, hái lượm.
B. biết ghè đẽo đá làm công cụ.
C. biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn và xua đuổi thú dữ.
D. trồng rau, trồng lúa và chăn nuôi gia súc, biết làm đồ trang sức.
Lời giải
Nếu như người tối cổ sinh sống phụ thuộc vào thức ăn có sẵn từ thiên nhiên thì người tinh khôn đã biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải từ sợi vỏ cây, biết làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ. Đây là những điểm tiến bộ vượt bậc trong đời sống của Người tinh khôn so với Người tối cổ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người tối cổ là
A. Đột biến gen
B. nguồn thức ăn dồi dào.
C. xuất hiện công cụ bằng kim loại.
D. quá trình lao động.
Lời giải
Từ nửa sau tk XIX, Đacuyn trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài” ( xuất bản năm 1859) và “Nguồn gốc loài người và sự chọn lọc giới tính” ( xuất bản năm 1871) đã đưa ra những quan điểm mới về đấu tranh sinh tồn, về tính di truyền, biến dị, về sự chọn lọc tự nhiên của sinh vật: khẳng định loài người là do loài vượn đặc biệt tiến hóa thành do đột biến gen. Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định trong giai đoạn phát triển từ vượn cổ thành người tối cổ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy?
A. Sự xuất hiện của công cụ kim khí
B. Sự xuất hiện của chế độ tư hữu
C. Sự phát triển của sản xuất
D. Sự phát triển của đời sống vật chất- tinh thần của con người
Lời giải
Sự xuất hiện của công cụ kim khí khoảng thiên niên kỉ IV TCN là nguyên nhân sâu sa dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy. Do công cụ kim khí ra đời đã giúp con người khai phá được những vùng đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt...năng suất lao động tăng lên, sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà đã có sự dư thừa. Một số người đứng đầu thị tộc, bộ lạc đã chiếm đoạt số sản phẩm dư thừa đó, dần dần họ trở nên giàu có hơn với những người còn lại
=> nguyên tắc công bằng bị phá vỡ
=> xã hội nguyên thủy dần tan rã để nhường chỗ cho xã hội có giai cấp
Đáp án cần chọn là: A
Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 4 có đáp án
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời trong khoảng thời gian nào?
A. cuối thiên niên kỉ V - đầu thiên niên kỉ IV TCN.
B. cuối thiên niên kỉ IV - đầu thiên niên kỉ III TCN.
C. cuối thiên niên kỉ III - đầu thiên niên kỉ II TCN.
D. cuối thiên niên kỉ II - đầu thiên niên kỉ I TCN.
Lời giải
Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Các quốc gia cổ đại phương Đông được xây dựng trên nền tảng kinh tế
A. nông nghiệp trồng lúa nước gắn với làm thủy lợi
B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. mậu dịch hàng hải quốc tế
D. thủ công nghiệp hàng hóa
Lời giải
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các sông lớn - nơi có điều kiện thuận lợi để xây dựng nền nông nghiệp trồng lúa nước gắn với làm thủy lợi
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là bộ phận nào?
A. Nô lệ.
B. Nông dân
C. Địa chủ.
D. Công nhân.
Lời giải
Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, kinh tế nông nghiệp là nền tảng nên nông dân công xã là lực lượng sản xuất chính trong xã hội
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Bộ phận thấp kém nhất trong xã hội, phải phục dịch cho quý tộc trong xã hội cổ đại phương Đông gọi chung là
A. nông dân công xã
B. nô tì
C. nô lệ.
D. gia nô
Lời giải
Trong xã hội cổ đại phương Đông, nhà vua và quý tộc đều có nhiều người hầu hạ, phục dịch gọi chung là nô lệ. Họ là bộ phận thấp kém nhất trong xã hội và bị đối xử không khác gì con vật
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại được hình thành ở lưu vực các sông lớn?
A. Do có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và sản xuất
B. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán
C. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa
D. Do có điều thuận lợi để phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp
Lời giải
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở vùng lưu vực các dòng sông lớn (sông Nin – Ai Cập, sông Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ - Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng - Ấn Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang - Trung Quốc)- đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, màu mỡ, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho con người quần tụ và phát triển sản xuất trong buổi đầu lịch sử
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các con sông lớn đã tạo ra khó khăn cơ bản gì cho cư dân?
A. Sâu bệnh hại cây trồng
B. Lũ lụt
C. Hạn hán
D. Các cuộc tranh chấp giữa các bộ lạc
Lời giải
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở vùng lưu vực các dòng sông lớn (sông Nin – Ai Cập, sông Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ - Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng - Ấn Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang - Trung Quốc) đã tạo ra khó khăn cơ bản cho cư dân là phải thường xuyên đối mặt với lũ lụt và đặt ra yêu cầu phải tiến hành trị thủy để bảo vệ sản xuất
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Trong cơ cấu xã hội phương Đông không bao gồm lực lượng nào sau đây?
A. Quý tộc, quan lại
B. Nô lệ.
C. Nông dân công xã
D. Bình dân thành thị
Lời giải
Các lực lượng chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:
- Quý tộc: thuộc giai cấp thống trị, sống sung túc
- Nông dân công xã: bộ phận đông đảo, có vai trò to lớn trong sản xuất.
- Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc hầu hạ quý tộc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của đội ngũ quan liêu ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Thu thuế.
B. Chỉ đạo xây dựng các công trình công cộng.
C. Chỉ huy quân đội.
D. Đảm nhiệm các nghi lễ tôn giáo
Lời giải
Bộ máy giúp việc cho nhà vua thời kì cổ đại có rất nhiều công việc, bao gồm:
- Làm các công việc thu thuế.
- Xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện.
- Chỉ huy quân đội.
=> Đáp án D: đảm nhiệm các nghi lễ tôn giáo là nhiệm vụ của tăng lữ (thầy tế tư)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Bản chất của nhà nước phương Đông cổ đại là
A. Nhà nước dân chủ chủ nô.
B. Nhà nước cộng hòa quý tộc.
C. Nhà nước quân chủ chuyên chế.
D. Nhà nước quân chủ lập hiến.
Lời giải
Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại do:
- Đứng đầu nhà nước là vua nắm trong tay cả vương quyền và thần quyền
- Giúp việc cho vua là một bộ máy quan liêu thừa hành đảm nhiệm công việc thu thuế, chỉ huy quân đội và xây dựng các công trình công cộng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Vì sao ở phương Đông lại hình thành nhà nước quân chủ chuyên chế?
A. Cần có thủ lĩnh để tổ chức trị thủy, chống ngoại xâm
B. Địa hình bị chia cắt nhỏ nên mỗi vùng cần một thủ lĩnh
C. Hoạt động buôn bán cần người đứng đầu chỉ huy
D. Nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp.
Lời giải
Trong buổi đầu lịch sử, cư dân quần tụ ở những đồng bằng ven sông lớn - đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào nhưng họ phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt và các cuộc xâm lấn đất đai của các bộ lạc
=> Cần có một người thủ lĩnh để tổ chức trị thủy và chống ngoại xâm.
Đáp án cần chọn là: A